Cái tầm của nữ thủ lĩnh nông dân
Đổi mới công tác quản lý, điều hành
Trò chuyện với phóng viên nữ thủ lĩnh nông dân" Trần Thị Quýt bộc bạch: “Với vai trò là Chủ tịch Hội ND tỉnh, tôi cùng các đồng chí trong Ban chấp hành, Ban thường vụ luôn thực hiện tốt các kế hoạch, chương trình công tác hội và phong trào ND trên địa bàn.
Ngoài ra, tập trung đổi mới công tác quản lý, lãnh đạo, điều hành của Hội ND để công tác hội có hiệu quả hơn”.
Bà Trần Thị Quýt tham quan mô hình nuôi bò của hội viên, ND xã Viên An, huyện Trần Đề.
Một trong những tố chất của người đứng đầu đó là năng lực tham mưu.
Bà Quýt đã tham mưu cho Tỉnh ủy thành lập Ban chỉ đạo 61 (thực hiện Kết luận số 61/2009 của Ban Bí thư T.Ư Đảng) từ tỉnh đến cơ sở.
Sóc Trăng là một trong số ít địa phương thành lập Ban chỉ đạo 61 đến cấp cơ sở.
Hội ND tỉnh cũng đã ký kết các chương trình, kế hoạch liên tịch với 6 sở, ngành giai đoạn 2011-2020.
Bản thân bà Trần Thị Quýt chủ trì, tham gia xây dựng 19 đề án, dự án, trong đó Hội ND được giao trực tiếp thực hiện 4 đề án do UBND tỉnh phê duyệt.
Cùng với Ban thường vụ, bà Quýt là người trực tiếp đề xuất UBND tỉnh chuyển ngân sách bổ sung tăng trưởng Quỹ HTND tỉnh với số tiền 3 tỷ đồng/năm; ngân sách huyện cấp bổ sung Quỹ HTND huyện 300 triệu đồng/năm và ngân sách xã cấp bổ sung 30 triệu đồng/năm.
Điều này bước đầu đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong toàn hệ thống hội đối với công tác xây dựng, quản lý, điều hành Quỹ HTND.
Quan tâm đời sống hội viên
“Việc mình cần làm nhất là phải đổi mới được bộ máy, tổ chức hội.
Phải có đội ngũ cán bộ đủ mạnh, có tâm huyết và trình độ mới giúp đỡ được nhiều hơn cho hội viên, ND.
Từ đó, công tác hội cũng đổi mới, không còn là những lời nói suông mà đi vào những việc thiết thực” – bà Quýt bộc bạch.
Còn nhớ, thời điểm trước năm 2008, Hội ND tỉnh chưa tổ chức được một lớp trung cấp công tác xã hội, chuyên ngành công tác Hội ND nào cho các cán bộ hội cơ sở.
Trước tình hình đó, bà Quýt đứng ra xin chủ trương của tỉnh và sự hỗ trợ từ T.Ư Hội NDVN.
Nhờ đó, Sóc Trăng là 1 trong 3 tỉnh có lớp đào tạo hệ trung cấp công tác xã hội đầu tiên trong cả nước (năm 2011-2013) với 80 học viên.
Bà Trần Thị Quýt và tập thể Ban thường vụ Hội ND tỉnh đã làm việc và tổ chức ký chương trình liên tịch với Ban thi đua khen thưởng tỉnh cho ra quy chế khen thưởng đối với hộ ND SXKD giỏi.
Nhờ đó, công tác thi đua khen thưởng của Hội ND tỉnh Sóc Trăng đã thực sự khởi sắc.
Nếu như từ năm 2010 trở về trước, mỗi năm Hội ND tỉnh chỉ có khoảng 100 bằng khen của UBND tỉnh thì từ năm 2010 đến nay mỗi năm đều có hơn 300 bằng khen, trong đó chủ yếu khen thưởng trực tiếp hội viên, ND giỏi.
Qua công tác khen thưởng và các hoạt động khác, tổ chức hội và phong trào ND tỉnh Sóc Trăng ngày càng vững mạnh, thu hút ND tham gia vào tổ chức.
Nếu như trước năm 2008, Hội ND tỉnh Sóc Trăng chỉ có hơn 90.000 hội viên thì nay đã tăng lên khoảng 159.000 hội viên.
Với những đóng góp cho công tác hội và phong trào ND tỉnh nhà, bà Trần Thị Quýt nhiều năm liền đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua các cấp; nhận bằng khen của UBND tỉnh và T.Ư Hội NDVN; vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2014.
Có thể bạn quan tâm
Năm 2014, với nỗ lực vượt khó hoàn thành nhiệm vụ, hoạt động khuyến nông trong lĩnh vực thủy sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã đạt được những kết quả khả quan. Trong năm 2015, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đề ra nhiều giải pháp, để nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông trong lĩnh vực thủy sản nói riêng và lĩnh vực nông nghiệp nói chung.
Đến nay, toàn TP đã phát triển ổn định được 69 xã và 15 vùng chăn nuôi trọng điểm, cùng 2.924 trang trại chăn nuôi ngoài khu dân cư. Tổng đàn gia súc, gia cầm hiện chiếm tỷ lệ 40,5% tổng đàn gia súc, gia cầm toàn TP. Trong những năm qua, chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và ngoài khu dân cư tiếp tục có sự tăng trưởng về số lượng và chất lượng sản phẩm.
Tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân với tấm bằng loại khá, từng đi làm cho một vài công ty với thu nhập khoảng 5 - 7 triệu đồng/tháng. Thế nhưng, ước mơ muốn làm giàu trên chính quê hương mình đã thôi thúc anh Đỗ Kim Tuyến quay về mở trại chăn nuôi gà thả vườn.
Chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học là mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ sinh học của vi sinh vật sống trong đệm lót nền chuồng để xử lý chất thải của vật nuôi, cải thiện môi trường chăn nuôi, có tác dụng làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường chuồng nuôi, đồng thời vật nuôi có môi trường tự nhiên để vận động, giúp đàn heo ăn nhanh chóng lớn, tỷ lệ mắc bệnh tiêu hóa và hô hấp giảm. Qua mô hình cũng giúp tiết kiệm một phần chi phí sản xuất.
Điều gì làm cho một tỉnh nằm ở cực Nam Trung Bộ được mệnh danh là xứ sở “thừa nắng” trở thành trung tâm sản xuất tôm giống của cả nước? Câu trả lời đơn giản là tỉnh ta đã khai thác được lợi thế vùng tiểu khí hậu đặc trưng nắng ấm quanh năm để sản xuất tôm giống mà nhiều nơi khác không sánh kịp.