Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Cách xử lý ao nuôi xấu

Cách xử lý ao nuôi xấu
Tác giả: Trọng Nam
Ngày đăng: 11/05/2015

- Ao nuôi cá có hiện tượng nước bị đục, váng quanh năm. Với loại ao này có thể do độ pH thấp (ao bị chua, phèn), tảo không phát triển được,  do vậy cần dùng vôi xử lý cũng không hết.

Biện pháp: Rửa đáy ao (rửa chua) từ 2 - 3 lần, mỗi lần rửa chua cần bón vôi nung (CaO) với liều lượng 3.000 - 5.000 kg/ha hoặc 1.000 - 1.500 kg/mẫu.

Cách xử lý: Tát cạn đáy ao, giữ lại từ 5 - 10cm, tiếp tục bón vôi và ngâm ao từ 7 - 10 ngày, tháo nước sau đó lặp lại 3 lần như trên. Sau khi thau rửa ao, cấp nước vào ao đủ mức yêu cầu (gây màu nước nếu cần thiết), kiểm tra độ pH, nếu độ pH đạt từ 7 - 7,5 là có thể thả cá được.

- Với những ao nuôi bị ô nhiễm, cá bị nhiễm độc, thiếu ôxy, nổi đầu chết thì phải dùng máy quạt nước, hóa chất làm tăng ôxy để làm tăng lượng ôxy hòa tan và đẩy các khí độc ra khỏi ao. Tiến hành khử trùng nước ao bằng hóa chất khử trùng (ví dụ như dùng Vicato với liều lượng 0,5 - 0,8 g/m3 nước).

Sau khi khử trùng nước, dùng các chế phẩm sinh học như Bio DW, EMC… theo hướng dẫn của nhà sản xuất để phân hủy các chất dư thừa, giảm chất độc đồng thời khôi phục hệ vi sinh có lợi trong nước. Dùng men tiêu hóa, vitamin và khoáng chất tăng cường sức khỏe cho cá nuôi.

- Trường hợp ao nuôi có màu đục (phù sa), ao nuôi xuất hiện bọt, cá chậm lớn. Nguyên nhân có thể là do chất đất, hoặc một số loài cá bị đói như cá chép đã cày đáy, ao mới đắp, mới mưa hoặc cũng có thể do nuôi kết hợp cùng vịt. Trường hợp này cần hòa nước vôi trong té khắp ao nhằm kết tủa bùn ao, sau đó tìm nguyên nhân để giải quyết triệt để.

Với những loại ao nuôi cá có hiện tượng bị rêu xanh trên mặt nước (mặc dù nước sâu). Nguyên nhân có thể là do ao bị phì dưỡng (dư thừa thức ăn dinh dưỡng khiến cho rêu phát triển). Hoặc có thể ao nuôi bị thiếu ánh nắng do bóng cây che phủ. Trường hợp này cần giảm và điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, thay nước nếu có thể. Sử dụng một số loại thuốc diệt tảo để hạn chế sự phát triển của rêu, tảo.


Có thể bạn quan tâm

Bệnh viêm ruột ở cá rô phi Bệnh viêm ruột ở cá rô phi

1. Dấu hiệu bệnh lý Bệnh tương tự như bệnh xuất huyết do vi khuẩn Streptococcus. Bệnh tích điển hình là ruột cá trương to, chứa đầy hơi nên gọi là bệnh viêm ruột.

16/06/2015
Bệnh xuất huyết ở cá rô phi Bệnh xuất huyết ở cá rô phi

1. Dấu hiệu bệnh lý - Cá bơi lờ đờ, kém ăn hay bỏ ăn, hậu môn, gốc vây chuyển màu đỏ; mắt, mang, cơ quan nội tạng và cơ xuất huyết. Mãu loãng, thận, gan, lá lách dịch hoá (mềm nhũn). Cá bệnh nặng bơi quay tròn không định hướng, mắt đục và lồi ra, bụng trướng to.

16/06/2015
Bệnh thối mang Bệnh thối mang

1. Dấu hiệu bệnh lý - Cá bệnh bơi tách đàn, chậm chạp trên mặt nước, bắt mồi giảm hoặc không bắt mồi.

17/06/2015
Bệnh nổ mắt, mù mắt do vi khuẩn streptococcus spp Bệnh nổ mắt, mù mắt do vi khuẩn streptococcus spp

1. Dấu hiệu bệnh lý - Cá bơi lội bất thường, da sậm lại, mắt mờ và bị lồi. Hiện tượng xuất huyết ở bụng, vây và hoại tử trên cơ thể là dễ thấy nhất. Những vùng tổn thương thường nông nhưng có những vòng đen chung quanh. Khi nhiễm bệnh này, cá khó thở và mất khả năng định hướng trong môi trường nước.

16/06/2015
Bệnh đốm đỏ ở cá trắm cỏ Bệnh đốm đỏ ở cá trắm cỏ

1. Dấu hiệu bệnh lý - Đầu tiên cá kém ăn hoặc bỏ ăn, nổi lờ đờ trên mặt nước, vẩy bong ra, da màu tối xẫm, cá mất nhớt, hậu môn viêm đỏ lồi ra ngoài, xuất huyết trên thân, quanh miệng hay ở các gốc vây, các đốm đỏ ăn sâu vào cơ, cá có mùi tanh đặc trưng.

16/06/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.