Cách Úp Nụ, Tuyển Chọn Quả Và Chăm Sóc Dưa Hấu

Úp nụ hay thụ phấn bổ sung là biện pháp kỹ thuật cần thiết trong canh tác dưa hấu giúp cho quả có độ đồng đều cao, dễ chăm sóc, hiệu quả kinh tế cao. Úp nụ được thực hiện trong 4-7 ngày, thời gian úp nụ càng ngắn càng tốt, tiến hành vào 7-9 giờ sáng trong thời kỳ hoa nở rộ, dây dưa dài khoảng 1,5m (25-30 ngày sau khi trồng bầu) đối với vụ dưa Tết.
Cách úp nụ: Chọn bất kỳ hoa đực vừa nở, bông hoa to bật cánh hoa ngược lên cuống. Quét nướm nhị đực lên nướm nhị cái nở cùng lúc. Một hoa đực có thể úp lên vài ba hoa cái. Bởi vì mỗi cây dưa hấu chỉ để một quả nên người trồng dưa phải chủ động úp nụ, lấy quả đúng vị trí trên thân thì quả phát triển sẽ đúng mong muốn cho hiệu quả cao.
Cách chăm sóc dưa trong thời gian úp nụ: Nước tưới bình thường nhưng phân bón không thêm đột xuất và không nên sử dụng các chất kích thích tăng trưởng và phun phân bón qua lá sẽ làm rối loạn sinh trưởng, cây ra hoa bất thường, khó lấy quả đúng vị trí mong muốn, quả dễ bị biến dạng méo mó. Nên hạn chế tối đa việc phun thuốc trừ sâu, nhất là các thuốc có mùi xông hơi mạnh vì sẽ xua đuổi côn trùng có ích (ong bướm) đến thụ phấn hỗ trợ cho hoa.
Cách tuyển chọn quả tốt:
- Để cho quả to chỉ nên để một quả/cây. Việc tuyển quả tiến hành vào khoảng 40-45 ngày sau gieo hạt. Khi quả to bằng quả chanh chọn quả thứ 3 trên dây chính (vị trí lá thứ 14-20). Nếu dây dưa quá to có thể chọn quả ở vị trí lá thứ 20-24 sẽ cho kết quả tốt hơn. Nếu trên dây chính không tuyển quả được thì chọn quả thứ 2 trên dây nhánh tức vị trí thứ 8-14, chọn quả đầy đặn, cuống to, dài có nhiều lông tơ thẳng, không sâu bệnh.
- Để quả được đẹp cần chăm sóc dưa trong giai đoạn có quả. Nếu giống dưa quả tròn thì khi to bằng quả cam nên sửa cho quả đứng để quả phát triển đồng đều. Còn giai đoạn mưa nên để quả nằm ngang tránh đích quả tiếp xúc với đất chỉ nên để quả đúng 10 ngày trước khi thu hoạch. Lót kê quả để hạn chế thối đít, thỉnh thoảng trở bề để màu sắc đều và đẹp cho quả.
- Trong thời gian mang quả cần cung cấp đủ nước cho cây ( nhất là khoảng 45- 55 ngày sau khi đặt cây con- lúc quả phát triển tối đa). 10 ngày trước khi thu hoạch bắt đầu giảm tưới nước. 5 ngày trước thu nên ngừng tưới để giúp dưa ngọt, chắc và giữ được lâu.
Có thể bạn quan tâm

Bệnh thường xảy ra ở giai đoạn cây có trái non trở về sau. Trên dây dưa, ngọn héo rũ vào buổi trưa và tươi lại vào buổi chiều hay sáng sớm. Hiện tượng này sẽ xảy ra trong vài ngày, sau đó cây chết. Trước khi héo, lá cây có màu xanh vàng từ các lá gốc lan dần lên các lá bên trên. Đặc điểm nhận diện bệnh: Khi chẻ dọc phần gốc thân, bên trong thấy mô bị biến màu nâu đỏ, quanh gốc có đóng lớp bào tử nấm màu hồng, rễ bị thối và có màu mật ong.

Trong những năm gần đây, diện tích dưa hấu ngày càng phát triển, tuy nhiên nông dân thường chú ý đến năng suất mà ít quan tâm đến phẩm chất dưa và việc trái mau bị thối trong bảo quản.

Khi dưa ra hoa cần tiến hành thụ phấn bổ sung vào thời điểm 6-8h sáng bằng cách quệt phấn ở hoa đực vào đầu nhụy trên hoa cái tại vị trí hoa thứ 2 hoặc 3 trên dây là đẹp nhất (loại bỏ hoa, quả ra đầu tiên). Trên 2 dây dưa ắt sẽ có 2 quả để ta chọn lựa (lúc quả bằng bóng đèn).

Dưa hấu là một loại trái cây phổ biến trong dịp Tết cổ truyền. Mặc dù, hiện nay dưa hấu được trồng quanh năm nhưng Tết vẫn là mùa dưa hấu chính vụ.

Dưa hấu là một loại rau quả được nhiều người ưa chuộng vì vị ngon ngọt, thanh mát và đặc biệt không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền của người dân Việt Nam