Cách trồng khổ qua tại nhà
1.Lấy hạt giống
– Các giống địa phương phổ biến như TH-12, khổ qua xiêm,….
– Các giống lai F1 như giống Chiatai, 054 và 185, East-west 241, 242, 277; TS-01,….
Lượng hạt giống: 0,5Kg/1.000m2
2. Gieo mầm khổ qua-mướp đắng
– Hạt phải xử lý nước ấm 2 sôi 3 lạnh ngâm trong vòng 5-6 giờ sau đó vớt ra đem ủ vào khăn ẩm, sau 24 giờ đem rửa sạch hết lớp nhờn ngoài vỏ hạt, rồi đem ủ lại đến khi hạt nứt nanh thì đem gieo ( Chú ý: Đừng để khăn ủ quá ẩm sẽ làm hư hạt và đừng để rễ mọc dài khi đem gieo rễ dễ bị gãy).
– Hạt gieo trực tiếp vào đất sâu 0,2cm, đặt hạt đứng cho đầu nứt nanh xuống dưới, gieo xong phủ 1lớp rơm mỏng hoặc lớp tro hoai hay phân chuồng hoai, để che phủ hạt. 7 ngày sau gieo tiến hành tỉa bỏ bớt những cây sinh trưởng kém chỉ để lại 1 cây khoẻ mập.
– Trồng dự trù một số trong bầu đất, để trồng dậm những cây không lên, bị sâu bệnh phá hại.
3. Phân bón
Phân Urê 20Kg + 5Kg DAP dùng bón thúc cứ 7 ngày bón 1 lần
Dùng cây dài có đường kính 1,5Cm đục lỗ sâu 0,3Cm về phía trà le, cách cây khổ qua 15Cm, bỏ phân vào lỗ, 1 muỗng canh phân Urê. Lần 3 đục lỗ giữa 2 cây khổ qua trên mặt luống bón 1 muỗng canh DAP vào lỗ.
Nếu thấy cây phát triển chậm có thể xịt thêm phân bón lá vi sinh kích thích ra hoa đậu trái theo sự hướng dẫn ghi bao bì..
Có thể sử dụng các sản phẩm phân bón lá theo quy trình sau:
– Khi câu có 3 – 4 lá thật phun HVP 401.N. 7 ngày phun lập lại 1 lần giúp cây phát triển tốt thân, lá và rễ, đến trước khi cây bắt đầu ra hoa rộ thì ngưng phun.
– Khi thấy cây chuẩn bị ra hoa rộ phun HVP Auxin Qrganic 2 lần cách nhau 7 ngày/1 lần, như vậy sẽ giúp cây đậu nhiều trái. Sau đó tiếp tục sử dụng HVP 401.N, 7 ngày phun lập lại 1 lần để giúp trái to, màu sắc đẹp.
4. Chăm sóc và bắc giàn cho cây
– Nước tưới: Cần cung cấp đủ nước cho cây sinh trưởng, phát triển, nhất là giai đoạn cây ra hoa kết quả, tránh để ruộng quá khô hạn hoặc ngập úng. Đặc biệt chú ý việc thoát nước trong ruộng trong mùa mưa.
– Làm sạch cỏ dại và tỉa bỏ những lá bị sâu bệnh, nhánh gốc cho ruộng được thông thoáng.
– Khi cây cao 25 đến 30cm, bắt đầu ra từ 5 đến 6 lá thật và đã bắt đầu xuất hiện tua cuốn, ta đem trồng cây ra chậu lớn hơn hoặc trồng ra hẳn đất vườn rồi làm giàn cho chúng. Cây khổ qua-mướp đắng khi đã có tua cuốn thì rất mau lớn, ta có thể làm giàn kiểu chữ A, X hoặc để mặc chúng leo lên bờ tường. Với nhà ở thành phố, bạn có thể tận dụng mắc lưới tường để cho khổ qua- mướp đắng leo giàn.
5. Ra hoa và đậu quả
Ra hoa và đậu quả Hoa thường bắt đầu xuất hiện trên giàn leo trong vòng một vài tuần lễ sau khi trồng cây. Hoa đực sẽ nở đầu tiên còn hoa cái có một phần bầu nhỏ ở cuống hoa sẽ nở tiếp sau đó hoảng một tuần. Bạn có thể để ong bướm thụ phấn cho hoa hoặc có thể tự làm.
Chú ý là hoa đực chỉ sống được khoảng một ngày, nở vào buổi sáng và rơi xuống gốc cây vào lúc chiều tối Sau khi hoa nở khoảng 5 ngày thì cây bắt đầu cho ra trái. Những trái non nhú ra từ phần cuống sau khi hoa tàn, dần dần theo thời gian sẽ phát triển to lên đến kích thước chuẩn. Ở giai đoạn này nên ngắt bỏ bớt lá quá dày mọc gần quả non để tạo điều kiện cho quả non nhận đủ ánh sáng để phát triển.
Có thể bạn quan tâm
Khổ qua (mướp đắng) có tính thanh nhiệt, giải độc và được dùng phổ biến trong bữa cơm của gia đình Việt. Khổ qua trồng không khó, dễ chăm sóc nhưng để có được năng suất cao, quả chất lượng và ít nhiễm sâu bệnh thì rất cần tuân thủ các kỹ thuật trồng trọt.
Khổ qua là 1 cây leo, thuộc họ bầu bí, có quả ăn được có vị đắng, đặc biệt mang nhiều công dụng.
Khổ qua tương đối dễ trồng không kén đất, thích hợp pH = 6, đất thịt nhẹ, pha cát, nhiệt độ thích hợp 22-25 0C, trong điều kiện ra hoa và đậu trái rất sợ úng nước.