Trang chủ / Rau củ quả / Khổ qua (Mướp đắng)

Quy trình kỹ thuật trồng khổ qua F1

Quy trình kỹ thuật trồng khổ qua F1
Tác giả: TTUDNN
Ngày đăng: 24/09/2016

I/ CHUẨN BỊ ĐẤT:

Đất trồng được cày bừa kỹ dọn sạch cỏ, mùa nắng không lên liếp cao, mùa mưa lên liếp cao 30-40 cm, rộng 60 cm nếu trồng một hàng, 1.2 m nếu trồng hai hàng, cây cách cây 30 cm.

II/ CHUẨN BỊ GIỐNG:

- Trước khi gieo hạt cần xử lý Rovral 20/00 (trộn đều 2g Rovral với 1 kg hạt giống trong 15 phút)

Có hai cách gieo:

- Gieo bầu: dùng nước ấm ngâm 4-6 giờ sau đó vớt ra để ráo cho vào khăn ẩm ủ hạt đến khi nhú mầm đem gieo. Bầu lá chuối hoặc nylon kích thước 7x10 cm, có đục lỗ thoát nước ở đáy bao. Đất bầu trộn 2/3 đất mịn với 1/3 phân chuồng hoai, pha20gr Rovral với 40gr NPK 16-16-8 trong 10 lít nứơc tưới đều cho bầu. Khi cây 2 lá mầm vươn ra khỏi mặt đất va xuất hiện một lá nhám (lá thật) có thể tiến hành trồng.

- Gieo thẳng: ngâm ủ hạt giống khi hạt vừa nức nanh là đem gieo ngay. Gieo 1 hạt/ 1 hốc (phải gieo thêm số bầu dự phòng, thường 10-15% tổng số cây ngoài đồng). Sau đó lấp một lớp đất + phân hữu cơ nhuyễn, mỏng lên hạt và rải 10-15 hạt Furadan 3H/1 hốc để phòng dế, sâu đất cắn phá. Tưới một lượng nước đủ ấm để hạt nảy mầm dễ dàng.

III/ PHÂN BÓN:

Lượng phân bón cho 1000m2:

- Phân chuồng 3m3

- Vôi 100 – 150kg

- Supper lân 20kg

- Phân hóa học 80kg NPK (20-20-15)

Cách bón:

- Phân chuồng + vôi: bón lúc làm đất.

- Rạch giữa liếp một hàng sâu 15cm rộng 30cm dùng 20kg supper lân + 10kg NPK (20-20-15) khoả đất lấp phân, trồng cây trên hàng này

- Thúc lần 1: 5-7 ngày sau trồng bón 20kg NPK (20-20-15). Bón thành hàng, rải mép trong giữa 2 hàng của liếp, cách gốc 20cm, kết hợp lấp phân vun gốc. Sau cắm chà.

- Thúc lần 2: 15-20 ngày sau trồng. Bón 20kg NPK (20-20-15), bón thành hàng, rải mép ngoài cách gốc 20cm, kết hợp lấp phân vun gốc.

- Thúc lần 3: cách lần 2 là 10 ngày, bón 10kg NPK (20-20-15), bón giữa hai cây, lấp phân vun gốc.

- Thúc lần 4: cách lần 3 là 10 ngày, bón tương tự lần 3.

* Trường hợp trồng khổ qua có màng phủ nylon:

- Vôi + phân chuồng + supper lân bón lúc làm đất.

- Bón 50kg NPK (20-20-15) lúc lên liếp phủ bạc.

- Phần còn lại (30kg NPK) chia nhiều lần bón, đục lỗ nhỏ cách gốc 20cm bỏ vào 1 muỗng cà phê phân. Sau đótưới nước giúp tan phân.

- Chú ý: không phun phân bón lá khi cây ra hoa.

IV/ CHĂM SÓC:

- Sau khi gieo hạt, nên tưới bằng thùng xoa để hạt không bị trồi lên, tưới đủ ẩm cho hạt mọc dễ dàng.

- Khi khổ qua lớn dùng phương pháp tưới thấm. Nhưng không để nước đọng trong rảnh qua đêm.

- Khi cây bắt đầu có tua cuốn làm giàn cho khổ qua leo. Chà le cắm cao tối thiểu 2m, có thể cắm trụ sau đó giăng lưới, hoặc cắm hình mái nhà, hình X… cây bò đến đâu dùng lạt hoặc dây nylon giăng ngang để khổ bám vào dễ dàng.

V/ PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH:

- Sâu bệnh trên khổ qua tương đối ít nhưng vẫn phải chú ý phun định kì 7-10 ngày/1 lần.

A/ Sâu:

- Bọ trĩ: thường tập trung ngọn, chích hút nhựa cây làm trùng ngọn , cây không phát triển được.

- Phòng trừ: confidor, regent, lannate… phun theo nồng độ chỉ dẫn của chai, phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, phun tập trung vào ngọn, phun đều cả cây.

- Rầy xanh, rầy mềm, bọ xít: chích hút lá, lá xoăn cây kém phát triển.

- Phòng trừ: dùng cidi M50, supracide, confidor… phun kỹ mặt dưới lá.

- Ruồi đục trái: dùng azodrin, sherpa, decis regent,…

- Sâu xanh: có thể dùng polytrin, sumianpha, decis, sherpa…

- Thay đổi giữa các lần phun tránh kháng thuốc.

B/ Bệnh:

- Chết cây con: xuất hiện giai đoạn cây con, phần thân gần mặt đất thối nhũn, cây đổ ngã. Dùng Rovral, Aliette…

- Giai đoạn cây con không nên tưới quá ẩm ngừa bệnh phát sinh.

- Bệnh chạy dây, ngủ ngày: cây bị mất nước héo từ đọt đến thân đôi khi bị nứt héo từng nhánh. Dùng Aliette, Ridomil, Rovral…

- Đốm phấn, sương mai: lúc đầu vết bệnh vàng nhạt sau chuyển nâu. Dùng Ridomil, Mancozed…

- Đốm nâu: bệnh xuất hiện nhiều vào mùa mưa, khi nhiệt độ và ẩm độ không khí cao. Triệu chứng đầu tiên xuất hiện những đốm tròn nhỏ màu nâu, lớn dần chuyển sang nâu nhạt. Dùng Daconyl, dithane M45…

VI/ THU HOẠCH:

- 30-35 ngày sau gieo có thể bắt đầu thu hoạch. Nếu chăm sóc tốt thời gian thu hoạch kéo dài 2 tháng.


Có thể bạn quan tâm

Phòng Trừ Rầy Lửa, Rầy Nhớt Hại Khổ Qua Phòng Trừ Rầy Lửa, Rầy Nhớt Hại Khổ Qua

Khổ qua (mướp đắng) là một loại rau quả nhiệt đới dùng làm thức ăn, nhưng cũng được dùng làm thuốc ở các nước Đông Nam Á như Ấn Độ và ngay cả Phi Châu, có tác dụng giảm đường huyết; kháng khuẩn.

26/04/2014
Kỹ thuật trồng cây khổ qua Kỹ thuật trồng cây khổ qua

Khổ qua (mướp đắng) có tính thanh nhiệt, giải độc và được dùng phổ biến trong bữa cơm của gia đình Việt. Khổ qua trồng không khó, dễ chăm sóc nhưng để có được năng suất cao, quả chất lượng và ít nhiễm sâu bệnh thì rất cần tuân thủ các kỹ thuật trồng trọt.

24/09/2016
Kỹ thuật trồng khổ qua năng suất cao Kỹ thuật trồng khổ qua năng suất cao

Khổ qua là 1 cây leo, thuộc họ bầu bí, có quả ăn được có vị đắng, đặc biệt mang nhiều công dụng.

24/09/2016