Những bệnh gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của heo - Phần 5
5. Bệnh sẩy thai truyền nhiễm trên heo
Heo bị nhiễm trùng Brucella abortus nên gây sẩy thai.
Vi khuẩn lây qua các đường phối giống, cám bị nhiễm trùng.
Vi khuẩn có thể xâm nhập qua cơ quan sinh sản.
Các triệu chứng lâm sàng chủ yếu là sẩy thai, không mang thai, viêm tinh hoàn, liệt thân sau, què...
Trường hợp nái bị nhiễm vi khuẩn vào thời kì mang thai, nái sẽ bị sẩy thai bất kể thời gian nhiễm là khi nào.
Trong dịch của thai bị sẩy thai có chứa nhiều vi khuẩn Brucella.
Đối với heo đực, bệnh có thể gây viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn dẫn đến hình thành áp-xe.
6. Bệnh đo xoắn khuẩn (Leptospirosis)
Bệnh do xoắn khuẩn gây sẩy thai trên các loài gia súc như bò, cừu, heo.
Bệnh trên heo thường gây sẩy thai ở kì giữa và cuối mang thai.
Heo bệnh có các triệu chứng lảm sàng như bỏ ăn, sốt cao, nước tiểu có màu vàng.
Khi mổ khám thi thận có nhiều điểm, hoại tử.
Đây là bệnh truyền nhiễm có thể lây sang người.
Nếu phát hiện sớm và điều trị bằng các chất kháng khuẩn thì có khả năng khỏi bệnh.
Một số loại bệnh do vi khuẩn khác:
Ngoài các bệnh vừa kể trên thi ở tử cung của nái và tinh hoàn heo đực còn có thể phát hiện các loại vi khuẩn khác như Streptococcus suis, Streptococcus sp., Actinomyces (Coryne- bacterium) pyogenes, Staphylococcus aureus, Pseudomonas sp., E.coli...
Các nguyên nhân không lây nhiễm:
Nguyên nhân di truyền: Có hai lý do chính gây ảnh hưởng đến năng suất sinh sản do nguyên nhân di truyền đó là cơ quan sinh sản của heo có vấn đề, hai là năng lực sinh sản di truyền của heo thấp hơn so với heo Khác.
Nguyên nhân dinh dưỡng: Heo hấp thu các chất dinh dưỡng, chất bổ khồng bằng heo khác.
Đặc biệt nếu thiếu ribotiavin (vitamin B-2), vitamin B-12, iodine năng suất sinh sản sẽ bị ảnh hưởng.
Môi trường nuôi: cấu tạo chuồng trại, các phương pháp nuôi cũng gây ảnh hưởng tới năng suất sinh sản.
Ngoài ra, khí hậu, số giờ chiếu sáng cũng tác động tới việc sinh sản của heo.
Khi khí hậu nóng thì số lượng heo con sinh ra cũng sẽ giảm, tỷ lệ thụ thai kém.
Các chất độc tố: Các loại hóa chất như thuốc sát trùng, chất bảo quản, hóc-môn, vắc-xin có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của heo.
Các loại độc tố nấm mốc nhưzearalenone (F-2 toxin) ảnh hưởng tới nái, làm kéo dài triệu chứng lên giống ở heo hậu bị hoặc heo kì cuối nuôi thịt, khiến lỡ cơ hội phối cho nái.
Đối với nái rạ, dù không mang thai nhưng vẫn không có dấu hiệu lên giống.
Các bệnh ở buồng trứng:
- Chậm tăng trưởng buổng trứng.
- U nang buồng trứng.
Các nguyên nhân khác:
Nếu heo bị stress hoặc bị thương nặng cũng sẽ ảnh hưởng tới sinh sản.
Nếu trại heo gần các công trường hoặc đường đi thì heo có thể bị sẩy thai do tiếng ổn.
Những biện pháp khắc phục:
- Phát hiện bệnh sớm.
- Chẩn đoán bệnh chính xác.
- Tiêm ngừa đầy đủ.
Vắc-xin phòng bệnh do Parvovirus, Viêm não Nhật Bản, dịch tả.
Nếu thấy cần thiết thì cần chích thêm PRRS và giả dại...
- Điều trị phù hợp.
- Sát trùng chuồng trại thật kỹ.
- Phòng dịch triệt để.
- Liên tục đánh giá những bệnh xảy ra.
Có thể bạn quan tâm
Những bệnh gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của heo - Phần 2
Những bệnh gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của heo - Phần 3
Những bệnh gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của heo - Phần 4