Cách Tiêm Thuốc Cho Gia Súc
Xin giới thiệu cách cho trâu, bò, ngựa uống và cách tiêm chích thuốc thú y.
Cho gia súc uống thuốc: Loại thuốc dạng viên nang mềm hay dạng viên dập cứng, ví dụ thuốc tẩy sán lá gan dạng viên nén cứng, gói viên thuốc vào đầu lá mía hay lá cây dong, cây lá chít gói bánh chưng, cho đầu kia của lá để trâu, bò ăn trước, dần dần trâu, bò ăn và nuốt phần lá gói thuốc. Cách khác, nhốt trâu, bò vào trong chuồng, buộc treo cao mũi trâu, bò chúng há to mồm, cho thuốc viên vào bàn tay ngửa khum hình lòng mo, đưa thẳng bàn tay đút sâu vào trong mồm ép lưỡi xuống hàm dưới đổ thuốc vào rồi nhanh chóng rút bàn tay ra. Thuốc dạng bột tán nhỏ, thuốc dạng hoà tan với nước cho vào chai thuỷ tinh, xi lanh sắt đè lưỡi ép xuống phụt thuốc vào gốc lưỡi phía trong mồm, trâu bò sẽ nuốt thuốc ngon lành, chúng không biết nhổ, khạc thuốc ra như người.
Tiêm thuốc cho trâu, bò, ngựa: Vị trí tiêm cho trâu, bò, ngựa an toàn nhất là phần bắp thịt, đường kính khoảng 10cm, vị trí ở điểm giao nhau của hai đường kẻ ước lượng. 1/3 khoảng cách từ u vai đến gốc tai và 1/3 (phía trên) chiều dài đường vuông góc với cổ trâu, bò (chiều rộng của cổ, không tính yếm). Tiêm theo hướng từ đầu xuống đuôi, kim tiêm song song hoặc hơi xiên xuống dưới phía bụng.
Nếu gia súc nhỏ dưới 6 tháng tuổi: Tiêm dưới da dùng kim tiêm 1cm, xiên một góc 45-600. Tiêm bắp dùng kim 2 cm xiên một góc 45-600.
Trâu, bò, ngựa trên 6 tháng tuổi đến trưởng thành: Tiêm dưới da dùng kim 1cm xiên một góc 60-900. Tiêm bắp dùng kim 2 cm xiên góc 60-900 vào vị trí đã xác định như trên.
Để con vật đỡ sợ sệt, dãy dụa khi tiêm chích, cần có hai người: Một người phụ giữ chắc con vật hoặc cho chúng ăn cỏ hay cám. Một tay người tiêm cầm tai che mắt con vật (phía định tiêm), tay kia cầm bơm tiêm xiên mạnh và đẩy nhanh píttông bơm tiêm sao cho thuốc vào hết cơ thể con vật (tiêm phóng).
Có thể bạn quan tâm
Một số xã vùng đất bãi thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, người dân đang tận dụng đất bỏ hoang và chuyển một phần đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cỏ nuôi bò sữa. Đây là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao và giúp người dân ổn định cuộc sống, từng bước làm giàu.
750 con vịt mái M14 sau 24 tuần tuổi đạt khối lượng bình quân 3,1 kg/con, tỷ lệ sống trung bình đạt 99%, khả năng sinh sản khá tốt (tuổi đẻ là 182 ngày, tỷ lệ đẻ đạt 79,4% đàn), tiêu tốn thức ăn đạt 3,93 kg/10 quả trứng, là loại vịt có sức sống cao, phù hợp với điều kiện chăn nuôi của địa phương.
Nuôi bò bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (Total Mixed Ration - TMR) sẽ giúp lựa chọn được những loại thức ăn mà bò thích. Điều này, giúp người chăn nuôi sử dụng được nhiều loại thức ăn hơn cho bò, kể cả tận dụng các loại phế phụ phẩm trong nông nghiệp như thân cây ngô, cây họ đậu, các loại cỏ trồng...
Hiện tại, mặc dù giá heo hơi đã giảm nhẹ, thương lái đến mua heo hơi với giá từ 4,7 triệu - 4,8 triệu đồng/tạ, giảm hơn 500 ngàn đồng/tạ so với cách đây 2 tháng, nhưng theo nhiều hộ chăn nuôi, năm 2014 là một năm khá thành công với người chăn nuôi heo vì giá heo hơi luôn dao động ở mức khá cao. Có thời điểm lên đến 5,5 triệu đồng/tạ, đạt mức cao nhất trong vòng 2 năm trở lại đây.
Tuy nhiên, ban đầu sản phẩm làm ra chỉ để phục vụ trong phạm vi gia đình hoặc bán lẻ ở địa phương vì số lượng ít, chưa được xem như một phương thức làm kinh tế. Đến nay, nhờ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới nghề nuôi ong có bước phát triển vượt bậc về số lượng, chất lượng, các sản phẩm từ ong, đặc biệt là mật đã đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi.