Cách Ra Bầu Cây Con Đạt Tỷ Lệ Sống Cao

Hạt giống được gieo trong cát nhỏ (loại cát trát tường nhà), gieo dày như gieo mạ, lấp lớp cát nhỏ lên trên hạt khoảng 1-2 cm tuỳ từng loại hạt. Ví dụ hạt các loại rau, hạt cây có vỏ mỏng, mềm lấp mỏng; hạt cây ăn quả, cây lâm nghiệp, hạt có vỏ dày cứng lấp sâu. Tốt nhất các loại hạt đem ngâm đủ nước, nếu mùa lạnh đem ủ ấm đến nứt nanh 20-30% đem gieo.
Mùa đông giá lạnh cần che kín hạt gieo bằng nilon màu trắng khi nhiệt độ ngoài trời Khi cây con có 1-2 lá mầm đến 1 lá thật ra bầu là tốt nhất, vì giai đoạn này cây con mới hút nước, chưa hút phân từ đất (dinh dưỡng sử dụng dự trữ trong lá mầm đến khi có 3 lá thật), bộ rễ chưa phát triển nên ít bị tổn thương.
Giá thể trong bầu tốt nhất là dùng đất bùn ao, phù sa phơi ải 50% + 50% phân chuồng ủ hoai mục (phân chất đống, ủ kín khoảng 2 tháng, tơi xốp không có mùi hôi thối).
Khi ra bầu cây con, cần cung cấp đủ ẩm, ngày tưới 2 lần bằng thùng loa. Nắng to cần che bớt ánh sáng trực tiếp bằng lưới đen tản nhiệt trong 7-10 ngày liền. Trời rét nhiệt độ thấp dưới 130C cần che kín bằng nilon màu trắng.
Trong vườn ươm nếu tưới nhiều nước, nên độ ẩm không khí cao, thường hay bị nấm bệnh lở cổ rễ làm chết cây con.
Cách phòng trừ: Phun phòng khi chưa bị bệnh 7-10 ngày/lần bằng thuốc nội hấp Carbenzim 50WP hoặc Anvil 5EC nồng độ 0,3%. Nếu bệnh xuất hiện, phun phối hợp một trong hai loại thuốc trên với thuốc tác dụng tiếp xúc Validamicin 5L hoặc Daconil 40WP
Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, tại xã Kim Đính, huyện Kim Thành, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương đã tổ chức hội thảo tham quan, đánh giá kết quả thực hiện đề tài “Trồng thử nghiệm cây hoa loa kèn chịu nhiệt”.

Sau khi “thu phục” nông dân ĐBSH với năng suất không thua kém lúa tẻ và chất lượng sánh ngang nếp cái hoa vàng, DT22 tiếp tục làm cuộc di cư ngoạn mục lên “thánh địa” lúa nếp của miền núi phía Bắc là các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang…

Viện lúa ĐBSCL vừa tổ chức hội thảo đánh giá mô hình các giống đậu nành, đậu phộng thích ứng biến đổi khí hậu. Gần 80 đại biểu của Sở NN- PTNT, Trung tâm giống, Trung tâm Khuyến nông... các tỉnh Tây Ninh, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Tháp, Long An, Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang, Đồng Nai tham dự.

Cỏ sả có thể trồng ở nhiều vùng đất khác nhau ở An Giang, chịu được khí hậu hạn hán và khô, nhờ hệ thống rể mọc sâu và rộng. Mọc thành bụi như cây sả, còn gọi là cỏ Ghi – Nê vì có nguồn gốc từ Ghi – Nê được nhập vào nước ta từ 50-60 năm nay và đã trở thành cỏ mọc tự nhiên ở nhiều địa phương trong cả nước

Nhằm bổ sung giống dưa hấu năng suất, chất lượng cao, ít nhiễm sâu bệnh, Phòng NN- PTNT huyện Nam Sách (Hải Dương) đã triển khai đề tài xây dựng mô hình trình diễn giống dưa hấu lai F1 Super Hoàn Châu tại 2 xã Nam Hưng và An Sơn.