Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Cách Quản Lý Tôm Nuôi Trong Giai Đoạn Mới Thả

Cách Quản Lý Tôm Nuôi Trong Giai Đoạn Mới Thả
Ngày đăng: 22/03/2014

Trong nuôi tôm, việc quản lý môi trường ao nuôi, thức ăn trong giai đoạn mới thả là rất quan trọng, giúp tôm phát triển tốt hơn, hạn chế tỷ lệ hao hụt trong quá trình thả giống. Do đó, khi thả tôm giống bà con cần lưu ý các vấn đề sau:

- Trong quá trình cải tạo và xử lý ao nuôi, việc bón phân gây màu nước giúp cho tảo phát triển, tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm như các loài phiêu sinh vật sống trong nước… đồng thời giúp ổn định môi trường ao nuôi.

Do đó, trong giai đoạn đầu khi thả giống nên bón phân định kỳ từ 7 - 10 ngày/lần giúp ổn định màu nước, môi trường ao nuôi, tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm là việc làm rất quan trọng, giúp tôm phát triển tốt hơn.

- Nên thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường như pH, độ kiềm… để có biện pháp xử lý tốt hơn. Nên sử dụng men vi sinh định kỳ giúp phân huỷ thức ăn dư thừa, hạn chế các khí độc, ổn định màu nước, môi trường ao nuôi, từ đó giúp tôm nuôi hạn chế được dịch bệnh.

- Nên lựa chọn những loại thức ăn công nghiệp bảo đảm chất lượng. Ngoài ra, trong quá trình cho ăn, nên bổ sung thêm các khoáng chất vi lượng cần thiết giúp tôm phát triển tốt hơn.

- Đối với tôm mới thả, việc cho ăn theo đúng quy tắc là vô cùng quan trọng. Cần phải tuân thủ quy tắc chung về chất, lượng, địa điểm, thời gian.

* Theo từng giai đoạn

- Khi tôm thả 7 - 10 ngày, cho tôm ăn cách bờ 2 - 4 m. Thức ăn ở giai đoạn này là dạng bột mịn, vì vậy cần tắt quạt nước và trộn thức ăn với nước rồi tạt xuống ao.

- Ngày thứ 10 sau khi thả giống, cho lượng ít thức ăn dạng cỡ nhỏ vào sàng để tôm làm quen và dễ kiểm tra lượng thức ăn dư. Sàng đặt nơi bằng phẳng, cách bờ 1,5 - 2 m, sau cánh quạt nước 12 - 15 cm, không đặt ở góc ao, khoảng 1.600 - 2.000 m2 đặt một sàng.

Sau 15 ngày, có thể sử dụng các chất bổ sung cung cấp vitamin, khoáng chất theo chỉ dẫn của nhà cung cấp giúp tăng cường sức khoẻ cho tôm.

* Lượng thức ăn

- Đối với tôm sú, ngày đầu tiên sau khi thả giống cho ăn với lượng 1,2 - 1,5 kg/100.000 giống, cứ 2 ngày tăng 0,2 - 0,3 kg/100.000 giống.

- Đối với tôm thẻ chân trắng, ngày đầu tiên cho 2,8 - 3 kg/100.000 giống. Trong 10 ngày đầu tiên, cứ 1 ngày tăng 0,4 kg/100.000 giống. Từ ngày thứ 10 đến 20, cứ 1 ngày tăng 0,5 kg/100.000 giống.

* Số lần cho ăn

Tôm mới thả có thể cho ăn 5 - 6 lần/ngày để tôm có thể ăn mồi và tiêu hoá thức ăn tốt hơn. Khi tôm được 30 ngày tuổi nên cho tôm ăn 4 lần/ngày. Lượng thức ăn mỗi lần có thể tương đương nhau hoặc điều chỉnh tuỳ thuộc điều kiện ao nuôi (chất lượng nước, thời tiết, sử dụng hoá chất…).


Có thể bạn quan tâm

Nuôi cá lóc trong bể lót bạt tạo vùng nguyên liệu ổn định Nuôi cá lóc trong bể lót bạt tạo vùng nguyên liệu ổn định

Từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Sở Khoa học và Công nghệ An Giang, Trung tâm Giống thủy sản tỉnh phối hợp Khoa Thủy sản - Trường đại học Cần Thơ thực hiện dự án “Triển khai mô hình cá lóc trong bể lót bạt ở tỉnh An Giang” tại các huyện Thoại Sơn, Phú Tân, Tri Tôn, Tịnh Biên, An Phú và TP. Long Xuyên. Qua thử nghiệm, mô hình đã đạt được kết quả khả quan và đang được nhân rộng…

05/05/2015
Lãi cao từ nuôi cá sặc rằn Lãi cao từ nuôi cá sặc rằn

Cá sặc rằn là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, ít tốn kém chi phí, dễ nuôi. Thịt cá chắc ngọt, thơm ngon. Hiện, phong trào nuôi cá sặc rằn đang phát triển mạnh ở nhiều nơi.

05/05/2015
Nuôi cá tầm ở Kon Plông (Kon Tum) Nuôi cá tầm ở Kon Plông (Kon Tum)

Nhiều người dân ở xã Hiếu, huyện Kon Plông (Kon Tum) đang quên thời gian, ăn ngủ cùng với những con cá tầm quý giá. Theo giá thị trường hiện nay, mỗi ký trứng cá tầm giá trên dưới 30 triệu đồng. Và với môi trường thiên nhiên thích hợp, Kon Plông là một trong rất ít nơi ở Việt Nam nuôi được cá tầm thương phẩm.

05/05/2015
Cây hến biển biện pháp phục hồi môi trường ao nuôi tôm Cây hến biển biện pháp phục hồi môi trường ao nuôi tôm

Hến biển, có tên khoa học là Scirpus littoralis Schrab (theo sách phân loại của Phạm Hoàng Hộ, quyển III, tập 2, trang 633, NXB Mekong, 1993) nông dân huyện Đông Hải, Giá Rai (Bạc Liêu) gọi là Cỏ Năng Tượng.

05/05/2015
Lãi lớn từ nuôi cá điêu hồng lồng bè Lãi lớn từ nuôi cá điêu hồng lồng bè

Giá cá điêu hồng nuôi bè ở Tiền Giang đang ở mức 35.000 đồng/kg, cao nhất từ trước đến nay, mỗi chủ bè thu hoạch cá có thể lãi hàng trăm triệu đồng.

04/05/2015