Home / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Cách Quản Lý Tôm Nuôi Trong Giai Đoạn Mới Thả

Cách Quản Lý Tôm Nuôi Trong Giai Đoạn Mới Thả
Publish date: Saturday. March 22nd, 2014

Trong nuôi tôm, việc quản lý môi trường ao nuôi, thức ăn trong giai đoạn mới thả là rất quan trọng, giúp tôm phát triển tốt hơn, hạn chế tỷ lệ hao hụt trong quá trình thả giống. Do đó, khi thả tôm giống bà con cần lưu ý các vấn đề sau:

- Trong quá trình cải tạo và xử lý ao nuôi, việc bón phân gây màu nước giúp cho tảo phát triển, tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm như các loài phiêu sinh vật sống trong nước… đồng thời giúp ổn định môi trường ao nuôi.

Do đó, trong giai đoạn đầu khi thả giống nên bón phân định kỳ từ 7 - 10 ngày/lần giúp ổn định màu nước, môi trường ao nuôi, tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm là việc làm rất quan trọng, giúp tôm phát triển tốt hơn.

- Nên thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường như pH, độ kiềm… để có biện pháp xử lý tốt hơn. Nên sử dụng men vi sinh định kỳ giúp phân huỷ thức ăn dư thừa, hạn chế các khí độc, ổn định màu nước, môi trường ao nuôi, từ đó giúp tôm nuôi hạn chế được dịch bệnh.

- Nên lựa chọn những loại thức ăn công nghiệp bảo đảm chất lượng. Ngoài ra, trong quá trình cho ăn, nên bổ sung thêm các khoáng chất vi lượng cần thiết giúp tôm phát triển tốt hơn.

- Đối với tôm mới thả, việc cho ăn theo đúng quy tắc là vô cùng quan trọng. Cần phải tuân thủ quy tắc chung về chất, lượng, địa điểm, thời gian.

* Theo từng giai đoạn

- Khi tôm thả 7 - 10 ngày, cho tôm ăn cách bờ 2 - 4 m. Thức ăn ở giai đoạn này là dạng bột mịn, vì vậy cần tắt quạt nước và trộn thức ăn với nước rồi tạt xuống ao.

- Ngày thứ 10 sau khi thả giống, cho lượng ít thức ăn dạng cỡ nhỏ vào sàng để tôm làm quen và dễ kiểm tra lượng thức ăn dư. Sàng đặt nơi bằng phẳng, cách bờ 1,5 - 2 m, sau cánh quạt nước 12 - 15 cm, không đặt ở góc ao, khoảng 1.600 - 2.000 m2 đặt một sàng.

Sau 15 ngày, có thể sử dụng các chất bổ sung cung cấp vitamin, khoáng chất theo chỉ dẫn của nhà cung cấp giúp tăng cường sức khoẻ cho tôm.

* Lượng thức ăn

- Đối với tôm sú, ngày đầu tiên sau khi thả giống cho ăn với lượng 1,2 - 1,5 kg/100.000 giống, cứ 2 ngày tăng 0,2 - 0,3 kg/100.000 giống.

- Đối với tôm thẻ chân trắng, ngày đầu tiên cho 2,8 - 3 kg/100.000 giống. Trong 10 ngày đầu tiên, cứ 1 ngày tăng 0,4 kg/100.000 giống. Từ ngày thứ 10 đến 20, cứ 1 ngày tăng 0,5 kg/100.000 giống.

* Số lần cho ăn

Tôm mới thả có thể cho ăn 5 - 6 lần/ngày để tôm có thể ăn mồi và tiêu hoá thức ăn tốt hơn. Khi tôm được 30 ngày tuổi nên cho tôm ăn 4 lần/ngày. Lượng thức ăn mỗi lần có thể tương đương nhau hoặc điều chỉnh tuỳ thuộc điều kiện ao nuôi (chất lượng nước, thời tiết, sử dụng hoá chất…).


Related news

Bệnh viêm đường ruột trên tôm và cách phòng trị Bệnh viêm đường ruột trên tôm và cách phòng trị

Hiện nay, tại các vùng nuôi trồng thủy sản, bệnh viêm nhiễm đường ruột trên tôm là một trong những bệnh phổ biến khi tôm nuôi được 45 ngày tuổi trở đi, nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến trống ruột và tỉ lệ chết cao, gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm.

Tuesday. February 16th, 2016
Nâng cao năng suất bằng thức ăn chức năng nguồn gốc tự nhiên Nâng cao năng suất bằng thức ăn chức năng nguồn gốc tự nhiên

Các hộ nuôi tôm tại Ecuador đã cải thiện hiệu quả, năng suất thu hoạch, tỷ lệ sống trên tôm ngay ở những ao nuôi có môi trường nhạy cảm dịch bệnh.

Thursday. March 31st, 2016
Cần khắc phục những hạn chế của mô hình nuôi tôm nước tĩnh Cần khắc phục những hạn chế của mô hình nuôi tôm nước tĩnh

Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến “nước tĩnh” được cho là hướng đi mới, phù hợp điều kiện Cà Mau

Thursday. March 31st, 2016
Tôm - lúa Mô hình canh tác của tương lai Tôm - lúa Mô hình canh tác của tương lai

Mô hình tôm – lúa cho hiệu quả kinh tế cao do đầu tư thấp, ít dịch bệnh và ít dùng thuốc kháng sinh, tôm chất lượng cao

Thursday. March 31st, 2016
Bền vững nuôi tôm tuần hoàn nước xanh Bền vững nuôi tôm tuần hoàn nước xanh

Nông dân cũng như chính quyền địa phương nhận định, đây là mô hình bền vững trước biến đổi của thời tiết hiện nay.

Thursday. March 31st, 2016