Trang chủ / Cây ăn trái / Mận

Cách Phòng Trị Ruồi Đục Mận

Cách Phòng Trị Ruồi Đục Mận
Ngày đăng: 08/03/2012

Mận khi chín thường bị một loại sâu dòi đục vào bên trong ăn phá làm cho ruột trái bị thối rữa và rụng hàng loạt, nhất là vào mùa mưa, những con sâu đó là ấu trùng (con dòi) của con Ruồi đục trái mận (Bactrocera dorsalis).

Ngoài cây mận loài ruồi này còn gây hại trái của nhiều loài cây trồng khác như táo, cam, quýt, vú sữa, ổi, xoài, thanh long... chúng được coi là một trong vài loại sâu quan trọng nhất trên cây mận, nhất là các đợt trái ra trùng vào mùa mưa. Loài ruồi này thuộc họ Trypetidae, Bộ hai cánh (Diptera).

Con trưởng thành của chúng là một loại ruồi, cơ thể có màu nâu nhạt, mặc dù là ruồi nhưng nhìn chúng có vẻ giống con ong nhiều hơn. Con cái dùng ống đẻ trứng chọc thủng vỏ trái rồi đẻ trứng vào bên trong thành từng ổ 5-10 quả bên dưới vỏ trái, vì thế trong một trái khi bổ ra các bạn sẽ thấy có nhiều con dòi nằm bên trong. Một con ruồi cái có thể đẻ từ 150-200 quả trứng.

Sau khi đẻ khoảng 2 ngày thì trứng nở ra con ấu trùng, ấu trùng là một loại dòi, màu trắng vàng lợt. Kích thước cơ thể rất nhỏ, chỉ dài khoảng 6-7 ly. Sau khi nở con dòi đục ăn phần thịt trái xung quanh chỗ ổ trứng, càng lớn chúng càng đục rộng và sâu vào bên trong ăn phá, làm cho trái bị hư thối, bị rụng và không thể ăn được. Nếu bị hại nặng trái sẽ bị rụng rất sớm và rụng hàng loạt. gây thất thu rất lớn cho nhà vườn. Đủ sức dòi đục vỏ trái chui ra ngoài, búng mình rơi xuống đất khoảng 3-7cm để làm nhộng. Ruồi đục trái thường gây hại nhiều trong mùa mưa, còn trong mùa khô tác hại của chúng không nhiều lắm.

Để hạn chế tác hại của dòi, có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

- Nếu điều kiện cho phép sau khi tượng trái, dùng bao giấy, bao nilon, bao chuyên dùng... bao chùm trái lại, đây là biện pháp thường cho hiệu quả rất cao không phải sử dụng đến thuốc trừ sâu, không gây ô nhiễm cho môi trường và độc hại cho người ăn, tuy nhiên đây cũng là một biện pháp khá tốn công sức của nhà vườn.

- Thường xuyên vệ sinh vườn tược, cắt tỉa những cành, nhánh không cần thiết, tạo cho vườn luôn sạch sẽ, thông thoáng, hạn chế nơi trú ngụ của con trưởng thành.

- Thu nhặt hết những trái rụng dưới gốc đem tiêu hủy để tiêu diệt dòi bên trong trái.

- Thu hái trái sớm hơn bình thường, không để trái chín quá lâu trên cây.

- Dùng thuốc VIZUBON-D để dẫn dụ và tiêu diệt con trưởng thành (con ruồi). Muốn có kết quả cao nên vận động nhiều chủ vườn cùng tiến hành đồng loạt trên diện rộng.

Khi trái mận sắp thu hoạch mới bị dòi gây hại nhiều, vì thế không nên phun xịt thuốc hóa học trực tiếp lên cây, vì vỏ trái mận rất mỏng, thuốc dễ dàng ngấm vào bên trong gây độc cho người ăn


Có thể bạn quan tâm

Làm giàu nhờ Mận An Phước Làm giàu nhờ Mận An Phước

Tại tỉnh Bến Tre, anh Nguyễn Văn Còn (Tư Còn) ở xã Phú Túc, huyện Châu Thành, cũng phất lên nhanh chóng nhờ trồng mận An Phước. Chính Tư Còn là người đầu tiên tìm giống mận An Phước mang về Bến Tre trồng và nhân giống cách nay 5 năm.

11/09/2016
Mận An phước - Chi tiết Mận An phước - Chi tiết

Mận An Phước có nguồn gốc từ giống mận Thoongsamri Thái Lan, được ghép với giống mận xanh đường của Việt Nam.

11/09/2016
Trồng Mận An Phước Trồng Mận An Phước

Thường nhà vườn để mận tự ra hoa rồi tác động thêm là phun thuốc giúp cây ra hoa đồng loạt hơn.

11/09/2016
Trồng mận An Phước - Chọn giống Trồng mận An Phước - Chọn giống

Gần đây có một số giống mận nguồn gốc Thái Lan được đưa ra thị trường gồm mận xanh “trái dài”, đỏ “đèn cầy” và An Phước.

11/09/2016
Trồng mận An Phước - Đất trồng và Phân bón Trồng mận An Phước - Đất trồng và Phân bón

Trồng mận An Phước - Đất trồng và Phân bón

11/09/2016