Trang chủ / Cây ăn trái / Mận

Làm giàu nhờ Mận An Phước

Làm giàu nhờ Mận An Phước
Tác giả: Cao Dương
Ngày đăng: 11/09/2016

Về xã Phú Túc hỏi thăm nhà Tư Còn vườn mận ai cũng biết.

Người dân ở đây rành Tư Còn vì anh đã tạo nên một bước “đột phá” làm giàu từ cây mận ở giữa vùng đất hầu như trồng toàn các loại cây ăn trái khác như sầu riêng, chôm chôm.

Anh Tư Còn thật sự tạo ấn tượng với người dân vùng này bởi nhiều thứ, nào là đem mận về trồng giữa lúc người ta đốn bỏ mận vì giá rẻ, mận Tư Còn trồng hái trái bán giá cao chót vót.

Người ta kéo đến nhà Tư Còn ùn ùn mua mận giống về trồng.

Tư Còn từ nông dân nghèo trở nên “giàu có”, nhờ tiền bán mận mà mua thêm đất trồng mận.

Sau cuộc hẹn tại lễ tuyên dương nông dân sáng tạo tỉnh Bến Tre (anh Tư Còn là 1 trong 33 nông dân được tỉnh tuyên dương) diễn ra ngày 19-6-2007 ở huyện Chợ Lách, tôi tìm đến nhà Tư Còn vào ngày hôm sau.

Tôi hơi thất vọng vì lúc đến nhà Tư Còn thì vườn mận An Phước 8,5 công đất của anh vừa hết trái.

Mận đang ở giai đoạn “giải lao” để lấy lại sức sau 10 tháng cho trái hết vụ này sang vụ khác.

Nhìn những cây mận còn vương vãi dây nylon và hình những cành mận sai trái được Tư Còn ghi lại từ vườn mận của mình treo trong nhà cũng đủ biết vườn mận của anh sai trái cỡ nào.

Thấy tôi có vẻ “luyến tiếc”, Tư Còn hẹn: “Lối 3 tháng nữa, nhà báo đến thấy mà không mê thì đừng nhìn mặt tôi.

Giờ còn mấy chùm mận sót lại tôi hái để nhà báo ăn thử”.

Chùm mận 5 trái đỏ tươi, trọng lượng trên 0,5 kg Tư Còn hái ngoài vườn vào trông rất hấp dẫn.

Mận không hạt, nhiều nước, vị ngọt thanh.

Tư Còn tự tin: “Không chất lượng làm gì có chuyện dân chuyên trồng mận như tôi lại đeo hoài một giống.

Mận An Phước hiện đang là số 1”.

Tư Còn vốn là một nông dân say mê trồng mận.

Anh có 5 công đất trồng dừa nhưng đã chặt bỏ hết và chuyển sang trồng mận từ thời điểm năm 1995.

Tư Còn bỏ cây dừa, theo cây mận là vì mận cho năng suất cao.

Các giống mận như hồng đào điều, Ấn Độ, Tô Châu, xanh đường… anh đều đã trồng qua.

Hễ nghe nói ở đâu có giống mận mới là anh tìm mua về trồng.

Nhưng các các giống mận này không giúp anh có cuộc sống khá hơn do giá bán không ổn định, có lúc 3.000 – 4.000 đồng/kg, khi thì 1.000 – 2.000 đồng/kg.

Giá mận ngày một thấp, nhiều người dân trồng mận chán nản, chặt bỏ mận chuyển sang trồng cây khác.

Năm 2002, người em bà con ở gần nhà Tư Còn đi làm thợ hồ ở tỉnh Đồng Nai về quê chơi, “mách nước” cho anh biết ở trên đó có giống mận rất ngon.

“Nghe nói mận ngon là tôi xin địa chỉ mò tới liền.

Vườn mận này ở ấp Tam An, xã An Phước, huyện Long Thành.

Tôi xin vào vườn mận tham quan, thấy trái mận hấp dẫn quá, tôi muốn “phát run”.

Nhưng chủ vườn mận nói không bán giống do sợ tôi mua về nhân giống bán ra thị trường giành mối”.

Quyết tâm mua cho được giống mận quý, anh Tư Còn mượn xe honda của người quen ở Thành phố Hồ Chí Minh giả vờ làm “người Sài Gòn” đi tìm mua ít nhánh mận về trồng ăn chơi.

Đi tới, đi lui năn nỉ đến lần thứ ba chủ vườn mới chịu bán cho anh 20 nhánh mận giá 1,3 triệu đồng.

Về nhà, Tư Còn toàn bộ bo mận An Phước ghép lên 500 cây mận hồng đào điều có sẵn trong vườn nhà.

Với kinh nghiệm của một người có thâm niên trồng mận, Tư Còn dễ dàng xử lý cho mận ra hoa vụ nghịch.

Năm 2004, vườn mận An Phước cho ra trái bói, mận ra trái từ thân, nhánh sai oằn.

Lúc này giống mận An Phước hoàn toàn xa lạ với thương lái, nên anh chỉ bán được với giá 7.000 đồng/kg.

Tuy vậy, chỉ trong năm đầu tiên, Tư Còn thu nhập trên 20 triệu đồng từ 5 công đất trồng mận An Phước.

Đến năm 2005, vườn mận bắt đầu mang về cho anh nguồn thu đáng kể.

Từ đó, giống mận ngon An Phước của Tư Còn bắt đầu có tiếng tăm.

Nhiều thương lái tìm đến vườn anh mua mận.

Giá mận lúc cao nhất lên đến 16.000 – 17.000 đồng/kg, khi thấp nhất cũng ở ngưỡng 10.000 – 11.000 đồng/kg.

Tính từ khi xử lý ra hoa tháng 6 âm lịch năm 2004 đến tháng 4 âm lịch năm 2005, Tư Còn thu hoạch 3 đợt trái, đạt lợi nhuận gần 200 triệu đồng.

Sang đợt xử lý năm 2006 – 2007, với thêm 3,5 công đất mận nhân giống đợt sau cho trái một lượt, mỗi vụ anh Tư Còn thu hoạch trên 10 tấn mận.

Sau 3 vụ, trừ tất cả chi phí anh còn lợi nhuận trên 300 triệu đồng.

Trong số các cây mận anh đem về trồng đầu tiên, năm vừa rồi có cây anh thu hoạch gần 2 triệu đồng.

Ngoài số tiền bán trái, trong các năm 2005 – 2006, anh Tư Còn còn bán bo mận cho các cơ sở làm giống thu về hàng chục triệu đồng.

Anh cho biết: “Từ khi tôi trồng đến nay, mận An Phước luôn giữ giá cao mà không bị rớt giá như các loại mận khác.

Giá mận ổn định nhờ chất lượng ngon, cung chưa đủ cầu và đây.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật trồng Mận An Phước - Phần 2 Kỹ thuật trồng Mận An Phước - Phần 2

Kỹ thuật trồng Mận An Phước - Phần 2

11/09/2016
Trồng mận An Phước sạch đạt hiệu quả kinh tế cao Trồng mận An Phước sạch đạt hiệu quả kinh tế cao

Hiện nay tình hình ruồi đục trái gây hại trên các loại trái cây thật đáng ngại, nhất là trên trái mận nếu không phun thuốc để trừ ruồi thì chẳng còn trái nào nguyên vẹn, nên nhiều nhà vườn phải phun thuốc trừ ruồi đục trái 4 - 5 lần từ khi cây mận trổ hoa đến thu hoạch để bảo vệ trái mận khỏi bị ruồi đục trái gây hại.

11/09/2016
Mận An Phước Mận An Phước

Trồng Mận An Phước

11/09/2016
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.