Cách Phòng Trị Bệnh Thán Thư Trên Xoài

Bệnh thán thư xoài do nấm Colletotrichum gloeosporioides, phá hại trên cả lá, đọt, bông và trái. Trên lá, bệnh thường có những đốm góc cạnh màu nâu đỏ, lớn khoảng 3-5mm, dễ bị thủng rách, lá rụng khi bệnh nặng. Khi trời ẩm ướt, mầm bệnh tấn công trên hoa, vết nâu xuất hiện dọc trên hoa và hoa bị khô. Trên trái, đốm bệnh nâu đen, hơi tròn hoặc lõm sâu. Các đốm bệnh trên vỏ trái cũng có thể liên kết với nhau, thịt trái phía trong đốm bệnh bị khô đi và dính theo vỏ trái khi lột. Nếu bệnh xuất hiện sớm trên trái non thì trái bị rụng. Mầm bệnh có thể tấn công trái non, trái lớn và cả trái sau thu hoạch, tồn trữ. Bệnh lây lan, phát triển mạnh khi trời mưa nhiều, ẩm độ không khí cao. Giai đoạn ra hoa gặp sương mù nhiều, bệnh dễ phát triển, làm rụng bông.
Cách phòng trị
- Thu gom và tiêu hủy những bộ phận bị bệnh để tránh lây lan;
- Bón phân cân đối, nhất là tránh bón thừa đạm;
- Tỉa cành, tạo tán để tạo thông thoáng vườn cây, giảm ẩm độ trong vườn.
- Vào giai đoạn mang trái, nên sử dụng bao để bao trái (phun thuốc ngừa bệnh 1 lần trước khi bao).
- Sau thu hoạch, ngâm trái trong nước nóng 51-55oC trong 20-30 phút sẽ tránh được bệnh cho đến khi trái chín. Đây là biện pháp dễ làm, ít tốn kém và rất hiệu quả, trái ngọt và có màu vàng hấp dẫn.
- Khi trời ẩm ướt, sương mù nhiều nên phun thuốc hóa học ngừa hoặc phun khi bệnh mới chớm. Một số thuốc hiệu quả với bệnh thán thư: Antracol 70WP, Score 250EC, Manage 15WP,Plant 50WP, Thi O-M 70WP,.... Chú ý giữ đúng thời gian cách ly để nông sản không còn dư lượng thuốc BVTV nhằm bảo đảm sức khỏe người tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm

Bệnh này khá phổ biến trên các vùng trồng xoài (20%), trong những năm gần đây bệnh gây hại nhiều trên các vườn xoài trái vụ vì chúng nằm trong mùa mưa và nhất là các đợt mưa đêm.

Bệnh này là bệnh quan trọng trên cây con nhất là cây trong bầu nylon. Giai đoạn gây hại nặng nhất là lúc cây được một đến hai tháng sau khi ghép.

Sâu trưởng thành là bọ rầy cánh cứng dài khoảng 2,5 cm, màu đen, có sừng dài, râu đỏ. Sâu đẻ trứng vào những vết thương có sẵn trên cây, hoặc dùng hàm dưới cắn tạo vết thương và đẻ trứng vào đó. Sâu non nở ra đục vào phần dưới vỏ để ăn và phát triển

Xoài ưa đất có tầng sâu, nhưng lại không kén đất về mặt hóa học. Độ pH đất thích hợp cho xoài là 5,5 - 7,5. Tuy nhiên, xoài có thể trồng được cả ở những đất chua hơn và kiềm hơn miễn là không có tầng đá hoặc đá ong quá nông và có tầng nước ngầm đủ sâu. Xoài cũng có nhu cầu rất lớn đối với dinh dưỡng, nhưng hiện chưa có số liệu về mặt này. Việc bón phân cho xoài ở ta chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm.

Sau khi thu hoạch trái vào tháng 4-5 (âm lịch), tiến hành cắt cành, tạo tán, loại bỏ các cành sâu bệnh, cành khuất trong tán. Vun xới quanh gốc (từ gốc cho tới hết bóng tán lá) và bón phân cho cây quanh tán ở độ sâu 15-20 cm.