Home / Hải sản / Tôm sú

Cách Phòng Bệnh Phân Trắng

Cách Phòng Bệnh Phân Trắng
Publish date: Sunday. July 31st, 2011

Bệnh phân trắng thường xảy ra ở tôm 40-50 ngày tuổi trở lên, mức độ xảy ra nhiều nhất là 70-80 ngày tuổi. Phân trắng xuất hiện nhiều hay ít phụ thuộc vào mật độ nuôi, mức độ của bệnh và số lượng tôm nhiễm bệnh. Mặc dù bệnh không gây tôm chết đồng loạt nhưng làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng tôm nuôi.

benh-phan-trang
Tôm bị bệnh phân trắng
cac benh thuong gap tom nuoi
Các bệnh thường gặp trên tôm

Phòng bệnh

Xử lý môi trường ao nuôi tôm:

Chất hữu cơ nguồn gốc từ các chất cặn bã có trong đáy ao là môi trường rất thích hợp cho vi khuẩn phát triển, gây tác hại cho tôm với cơ hội nhiễm bệnh cao. Cần phải thực hiện một số biện pháp sau :

- Thực hiện nghiêm ngặt việc kiểm soát nguồn nước bằng hóa chất và chế phẩm sinh học.

- Tỷ lệ thả tôm giống phải phù hợp, giống có chất lượng tốt, có chương trình cho tôm ăn đúng lượng cần thiết, quản lý, xử lý phiêu sinh vật tốt kể cả việc xử lý tuần hoàn để sử dụng lại và việc loại bỏ vật bẩn trong ao phải thực hiện thường xuyên.

- Xử lý đáy ao tốt trước khi nuôi tôm.

Kiểm tra thường xuyên số lượng vi khuẩn trong gan theo định kỳ :

Bằng cách kiểm tra số lượng vi khuẩn trong gan (chỉ với nhóm Vibrio).

Lấy mẫu : 10 con cắt bộ phận gan bỏ vào ống nhựa nhỏ đã vô trùng, cho vào dung dịch nước muối đã khử trùng 0,85%, nghiền nát và cấy trong môi trường TSBS. Nếu thấy vi khuẩn trong gan cao hơn 1x104 tế bào thì phải xử lý ngay.

Sử dụng men sinh học và Probiotic:

Trộn vào trong thức ăn, đây là hình thức đưa vào trong hệ thống tiêu hóa của tôm, một tập đoàn các vi sinh vật có lợi và các men tiêu hóa ngoại bào. Các vi khuẩn này sẽ ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh cho tôm giúp tôm khỏe mạnh và tăng sức đề kháng và tăng trưởng nhanh.

Phương pháp sử dụng : Trộn theo tỷ lệ 0,5kg cho 200kg thức ăn cho tất cả các lần ăn. Có những trại tôm đã bị bệnh phân trắng khi sử dụng kháng sinh kết hợp NAVET-BIOZYM đã làm tôm khỏi bệnh


Related news

Phòng bệnh cho tôm sú nhờ nuôi kết hợp với rong câu Phòng bệnh cho tôm sú nhờ nuôi kết hợp với rong câu

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Việt Nam đã cho thấy khi nuôi ghép tôm sú với rong câu sẽ giúp tăng cường đáp ứng miễn dịch và tăng tỉ lệ sống

Friday. December 6th, 2019
Bổ sung astaxanthin cho tôm sú bố mẹ và tôm sú thương phẩm Bổ sung astaxanthin cho tôm sú bố mẹ và tôm sú thương phẩm

Một nhóm các nhà khoa học đã phát triển mô hình thí nghiệm để tìm ra liều lượng, thời gian bổ sung của các nguồn astaxanthin khác nhau trên tôm sú nuôi

Saturday. December 7th, 2019
Mô hình thích hợp để ương ấu trùng tôm sú Mô hình thích hợp để ương ấu trùng tôm sú

Nghiên cứu này của Lê Quốc Việt và Trần Ngọc Hải 2018 nhằm xác định mô hình ương thích hợp cho sự tăng trưởng, tỷ lệ sống của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm sú.

Wednesday. December 18th, 2019
Bệnh đen mang trên tôm sú, tôm thẻ, tôm hùm Bệnh đen mang trên tôm sú, tôm thẻ, tôm hùm

Bệnh đen mang là bệnh thường gặp ở tôm nuôi trong các ao nuôi có môi trường không tốt, mật độ nuôi dày

Thursday. February 20th, 2020
Thời gian chiếu sáng ảnh hưởng đến tăng trưởng của tôm sú chưa thành niên (Juvenile) Thời gian chiếu sáng ảnh hưởng đến tăng trưởng của tôm sú chưa thành niên (Juvenile)

Ánh sáng là yếu tố môi trường quan trọng nhất ảnh hưởng đến tập tính đào hang và sinh sản của tôm sú.

Monday. March 30th, 2020