Cách nuôi cá trê Bắc Phi - Phần 4
Các nhà cung cấp có chuyên môn về bệnh lý học
Có thể nhận được sự hỗ trợ từ các nguồn sau:
- Các đại lý khuyến nông của chính phủ có trụ sở tại các khu vực chăn nuôi cá.
- Các phòng thí nghiệm, trạm nghiên cứu và trường đại học của chính phủ, ví dụ: ở Cameroon, các trạm nghiên cứu nuôi cá IRAD ở Foumban (miền Tây) và Lanavet (Garoua, miền Bắc) có thể cung cấp kiên thức chuyên môn và thuốc cho các bệnh lý được trích dẫn ở trên.
Các số liệu thống kê
Các số liệu thống kê sản xuất
Sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu của cá trê Phi
(Theo số liệu thống kê Thủy sản của FAO)
Nigeria cho đến nay là nhà sản xuất cá trê nuôi lớn nhất ở Bắc Phi theo số liệu thống kê chính thức nhưng Hà Lan, Hungary, Kenya, Cộng hòa Ả Rập Syria, Brazil, Cameroon, Mali và Nam Phi cũng sản xuất với số lượng đáng kể.
Thị trường và Thương mại
Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước đối với cá trê châu Phi của các nước sản xuất ở châu Âu (Hà Lan, Bỉ, Hungary) biến động mạnh.
Tại Nigeria, giá bán trung bình hiện tại là 3.5 đô la/ kg. Ở khu vực Trung Phi (cụ thể là ở Cameroon, Gabon hoặc Cộng hòa Dân chủ Congo), loài cá này rất phổ biến, được nấu thành nhiều dạng súp (làm từ một số loại hạt rừng có hương vị và dược tính đặc trưng). Cá tươi thường được bán trực tiếp tại các chợ của các thành phố lớn với trọng lượng trung bình 500 g với giá bán 3.3-5.2 đô la/ kg.
Ở Đông Nam Phi, giá cá trê thấp hơn một chút so với giá cá rô phi. Tại thị trường Nam Phi, cá trê châu Phi không phải là sản phẩm bán chạy. Tồn tại một số ác cảm về mặt tôn giáo của một số người tiêu dùng (những người không ăn cá không có vảy); những người khác từ chối loại cá này do thịt của chúng hơi sẫm màu hơn so với các loại cá da trơn khác như cá tra.
Các giống cá da trơn khác dường như đang kinh doanh tốt ở những nơi khác trên thế giới. Tuy nhiên, rất khó để có được giá cả dành cho cá trê châu Phi hoặc vì loài này chưa được giao dịch quốc tế, hoặc vì chúng đã được đưa vào danh mục “các loài cá nước ngọt khác” trong bảng số liệu thống kê lợi nhuận. Một số nhà chăn nuôi ở Nam Phi gần đây đã phải đóng cửa ngưng hoạt động do chi phí sản xuất vượt quá giá thành bán ra; về cơ bản vấn đề này là do giá thức ăn chăn nuôi cao.
Trạng thái và xu hướng
Cá trê châu Phi xuất hiện như một loài cá chính được nuôi ở khu vực châu Phi cận sa mạc Sahara, tiếp sau đó là cá rô phi. Điều này rõ ràng là có liên quan đến việc cải tiến liên tục kỹ thuật nhân giống đại trà và phát triển hệ thống tuần hoàn nước, cùng với việc phát triển nguồn thức ăn chăn nuôi chất lượng. Nghiên cứu Đối tác (một cách tiếp cận được thúc đẩy gần đây đang liên kết với những nông dân tư nhân và các nhà khoa học trong mối quan hệ đối tác để đảm bảo rằng những phát hiện có tác động trực tiếp và tác động hữu hình đến sản xuất) đang được thiết lập để giảm chi phí sản xuất, với trọng tâm chính là sản xuất thức ăn nổi bằng cách sử dụng các sản phẩm phụ và máy móc có sẵn. Một mục tiêu tập trung nghiên cứu khác là cải thiện di truyền học của giống bố mẹ. Hệ thống nuôi ghép dường như đang giảm dần theo hướng nuôi trong bể tăng cường hơn với nhiều hình thức khác nhau (như bê tông, sợi thủy tinh, thùng nhựa và tấm lót ao và các hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn). Tuy nhiên, có thể là một sai sót khi tiếp tục tập trung vào các hệ thống thâm canh này, mà vốn dĩ nó thường phụ thuộc vào các nguyên liệu đầu vào được nhập khẩu. Trong khi đó, phát triển các chế độ ăn hiệu quả hơn để giảm mức độ dinh dưỡng trong nước thải của ao nuôi, do đó, điều quan trọng là phải tiếp tục tối ưu hóa việc nuôi ghép cá trê châu Phi với các loài cá bổ sung khác.
Thị trường cá trê châu Phi ở khu vực châu Phi cận sa mạc Sahara đang phát triển. Nhu cầu về cá liên tục tăng cao và hầu hết các nước sản xuất chính đều là những nhà nhập khẩu cá đáng kể để đáp ứng nhu cầu dân số của họ. Trên 70% cá trê châu Phi nuôi hiện đang được bán tươi. Thị trường chắc chắn sẽ mở rộng thông qua việc phát triển các dạng sản phẩm mới và chế biến giá trị gia tăng.
Các vấn đề chính
Cá trê châu Phi hầu như chỉ được sản xuất trên đất tư nhân và trong các hệ thống tuân thủ các quy định về môi trường. Trong các ao ngập nước truyền thống, những người nông dân bản địa đã áp dụng các biện pháp thực hành bền vững trong nhiều thập kỷ và tổ chức tự quản của họ trong cộng đồng địa phương đang được các nhà cầm quyền truyền thống và các tổ chức phi chính phủ tạo điều kiện thuận lợi để bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Trong trường hợp nước thải từ ao nuôi hoặc cơ sở nuôi thâm canh chảy vào vùng nước công cộng, có một vấn đề về tình trạng phú dưỡng đang được giải quyết một phần thông qua việc phát triển thức ăn cân bằng dạng ép đùn.
Với sự sụp đổ gần đây của thị trường cá trê châu Phi ở Nam Phi, việc giảm chi phí sản xuất để duy trì khả năng cạnh tranh trong một ngành kinh doanh đang phát triển nhanh sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn. Điều này có thể xảy ra thông qua việc cải thiện hệ sinh thái ao nuôi thay vì tiếp tục với các hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn ngày càng thâm canh và công nghệ cải tiến thức ăn chăn nuôi.
Các biện pháp thực hành nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm
Nhìn chung, hoạt động nuôi cá trê châu Phi được tiến hành một cách có trách nhiệm. Ngành công nghiệp này chịu sự kiểm soát của các quy định địa phương và hầu hết các chính phủ chịu trách nhiệm về lĩnh vực này được yêu cầu đưa ra bình luận về các yêu cầu cấp giấy phép nuôi trồng thủy sản của tiểu bang trong các tình huống có liên quan đến vùng nước có thể điều hướng được và nơi nước thải chảy vào vùng nước công cộng. Việc thành lập các hiệp hội nông dân nuôi cá da trơn ở hầu hết các nước sản xuất đã được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi. Các hiệp hội này tuân thủ các nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của FAO về Thủy sản Có trách nhiệm và Hướng dẫn Kỹ thuật của FAO về Nuôi trồng thủy sản Có trách nhiệm (Phát triển Nuôi trồng Thủy sản). Tuy nhiên, đối với các nước ở châu Á thì tình hình có vẻ khác, ở đây có sự chuyển giao không kiểm soát của các loài do những người nông dân sản xuất trên quy mô nhỏ từ Bangladesh sang Nê-pan và Ấn Độ đã được báo cáo.
Có thể bạn quan tâm
Bài hướng dẫn này từ Chương trình Thông tin Các loài Thủy sản nuôi của FAO cung cấp thông tin về vấn đề chăn nuôi cá trê Bắc Phi.
Cá trê Bắc Phi được nuôi trong ao và trong bể bê tông, bể sợi thủy tinh và bể nhựa có nhiều mức độ thâm canh khác nhau.
Cá trê Châu Phi có thể được sản xuất kinh tế nhất ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, những nơi mà có nhiệt độ thuận lợi cho sự phát triển như đã nêu trước