Cách mạng dồn điền đổi thửa thành công ngoài mong đợi
Chỉ mới cách đây một thời gian, có vị lãnh đạo trước hội nghị còn xoa tay, trịnh trọng thông báo rằng: “Chúng tôi đã thực hiện xong dồn điển đổi thửa (DĐĐT) vậy là chỉ còn lại 18 tiêu chí nông thôn mới nữa mà thôi”.
Hội trường nhiều người bấm bụng cười, thế mà giờ đây DĐĐT trở thành thành cuộc cách mạng lan rộng khắp Hà Nội…
Có thể khẳng định rằng kể từ khi bắt tay vào công cuộc xây dựng nông thôn mới, chưa bao giờ nông nghiệp, nông thôn, nông dân lại được quan tâm sâu sắc như thời điểm này. Bởi thế bỏ qua là cơ hội sẽ tuột khỏi tầm tay như nước trôi qua cầu không bao giờ quay lại nữa.
Hà Nội xác định như thế, nhất là với việc DĐĐT.
Bức xúc từ những mảnh ruộng chiếu manh, những thửa đất nhỏ đến nỗi con trâu chỉ xoay mình cái là đã hết, cày xong vẫn còn chừa lại bốn góc chờ sức người cuốc tiếp, trong 5 năm qua, Chương trình 02 của Thành ủy Hà Nội được triển khai rộng trong tất cả các cấp bộ Đảng, chính quyền và nhân dân.
DĐĐT được coi là một “cuộc cách mạng” về ruộng đất, tạo nền móng quan trọng cho việc tổ chức lại SX, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đưa khoa học - kỹ thuật vào đồng ruộng nhằm nâng cao giá trị đất canh tác.
Kết quả đã thực hiện DĐĐT được 76.551,18/76.365,07 ha, bằng 100,19% kế hoạch với một số lá cờ tiên phong vượt kế hoạch UBND thành phố giao là Ba Vì, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Sơn Tây…
Một số huyện tuy đã thực hiện vượt, hoàn thành hoặc cơ bản hoàn thành kế hoạch DĐĐT nhưng ở một số thôn vẫn còn vướng mắc, khiếu kiện vượt cấp, người dân chưa nhận ruộng, thậm chí một số ít địa phương bỏ ruộng hoang không SX một số vụ như Gia Lâm, Thanh Oai, Ba Vì, Quốc Oai và Thường Tín.
Sau DĐĐT, toàn thành phố có diện tích dôi dư là 1.773,78 ha.
Toàn bộ diện tích đã DĐĐT được quy hoạch lại hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng phục vụ SX.
Toàn thành phố đã hoàn thành đào đắp giao thông thủy lợi nội đồng gần 42 triệu m3.
Các địa phương đã và đang triển khai thực hiện quy hoạch vùng SX, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển SX tập trung trên quy mô lớn theo hướng hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao và đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng… để nâng cao thu nhập cho nhân dân, góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới.
Để giúp các địa phương làm tốt việc chỉ đạo, hướng dẫn nông dân đẩy mạnh SX sau DĐĐT, thành phố đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ hạ tầng, giống, thuốc bảo vệ thực vật…
Vì vậy, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của các địa phương đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi.
Theo thống kê chưa đầy đủ của Sở NN-PTNT, đến hết năm 2014, diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của các huyện, thị xã đạt 62.032 ha.
Trong đó, lớn nhất là diện tích chuyển đổi sang trồng lúa chất lượng cao với hơn 32.100 ha; rau an toàn hơn 4.200 ha, cây ăn quả hơn 6.700 ha, nuôi trồng thủy sản 9.000 ha; 1.833 ha trồng hoa cây cảnh; 3.462 ha chăn nuôi xa khu dân cư.
Riêng các mô hình hoa cây cảnh đang cho giá trị rất cao đạt từ 0,5 - 1,5 tỷ đồng/ha canh tác, cá biệt có nơi đạt từ 2,5 - 3 tỷ đồng/ha canh tác.
Hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội có 1.291 trang trại.
Tuy nhiên cách mạng DĐĐT mới chỉ là nền tảng để có thể xây dựng lên một đời sống ấm no cho bà con nông dân. Theo ông Chu Phú Mỹ, GĐ Sở NN-PTNT Hà Nội thì chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm, chưa vững chắc, chất lượng sản phẩm còn hạn chế, chưa có nhiều vùng SX nông nghiệp chuyên canh quy mô lớn.
Công tác nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào SX hiệu quả chưa cao, việc thực hiện chính sách cơ giới hóa còn hạn chế...
Có thể bạn quan tâm
Do ảnh hưởng của các cơn bão số 10, 11, nhiều hộ nuôi trồng thủy sản ở xã Thạch Hưng (TP Hà Tĩnh) bị thiệt hại nặng nề. Ao hồ sạt lở, hệ thống tiêu thoát bị ảnh hưởng; đặc biệt, nhiều loại thủy, hải sản trong giai đoạn sinh trưởng đều bị trôi theo nước lũ. Không ít mô hình được đầu tư hiệu quả đang gặp khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng và hoàn thiện đề án sản xuất của địa phương.
Những ngày công tác ở vùng trung du Hoài Ân (Bình Định), chúng tôi đã nghe rất nhiều câu chuyện đẹp như cổ tích về những tỉ phú “chân đất” đi lên từ hai bàn tay trắng. Một trong số đó là người trưởng thôn đa năng, đa tài Mai Văn Rõ (52 tuổi), ở thôn Tân Thịnh, xã Ân Tường Tây.
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản gửi Ban chỉ đạo PCLB trung ương, Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính về việc xin hỗ trợ giống cây trồng và vật tư phòng chống dịch bệnh khôi phục sản xuất sau bão, lũ.
Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau cho biết, kế hoạch phát triển diện tích nuôi tôm công nghiệp đến hết năm 2013 là 7.500ha và đến năm 2015 là 12.000 ha. Nhưng đến nay, diện tích nuôi tôm công nghiệp tỉnh này mới được hơn 5.400 ha, thấp hơn nhiều so với kế hoạch.
Trong 5 năm trở lại đây, đàn bò của Việt Nam giảm khoảng 1,5 triệu con, nguyên nhân chính là sự sụt giảm diện tích đồng cỏ. Đã có một số doanh nghiệp đầu tư trang trại nuôi bò thịt nhưng chỉ dừng lại ở quy mô khoảng 200 con.