Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Cách cho tôm thẻ chân trắng 25 ngày ăn phù hợp

Cách cho tôm thẻ chân trắng 25 ngày ăn phù hợp
Tác giả: Ban KHKT
Ngày đăng: 26/11/2021

Hỏi: Tôm thẻ chân trắng được khoảng 25 ngày tuổi thì nên cho ăn như thế nào là thích hợp và cách theo dõi? (Trần Xuân Lãm, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình)

Trả lời:

Giai đoạn 25 ngày tuổi người nuôi khó có thể đánh giá được tỷ lệ sống của tôm trong ao và cũng không đánh giá được sức ăn của tôm khi còn nhỏ, do giai đoạn này chưa thể canh nhá để điều chỉnh lượng thức ăn. Cho tôm ăn thừa giai đoạn đầu có thể thúc đẩy tôm tăng trưởng nhanh trong thời gian đầu, do chất lượng nước còn tốt.

Tuy nhiên, khi lượng thức ăn thừa, chất thải được tích lũy nhiều, môi trường bị biến động, ao nuôi bị ô nhiễm, dễ phát sinh khí độc và dễ gây bệnh cho tôm ngay sau một tháng nuôi. Cho tôm ăn thiếu thức ăn trong thời gian dài sẽ làm tôm chậm lớn, thiếu dinh dưỡng, hạn chế khả năng lột xác, tôm tranh giành thức ăn lẫn nhau dẫn đến hiện tượng so le, phân đàn.

Lượng thức ăn công nghiệp sử dụng trong giai đoạn đầu tiên phụ thuộc nhiều vào mật độ thả nuôi và lượng thức ăn tự nhiên. Trong quá trình nuôi, tùy thuộc vào điều kiện ao nuôi mà điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

Giai đoạn tôm 25 ngày tuổi, tôm còn nhỏ cần chia nhỏ số lần cho ăn từ 4 – 5 cữ/ngày để tôm có thể tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Giai đoạn này cho ăn bằng tay để điều chỉnh hạn chế thức ăn dư thừa và tôm đói có thể tiếp cận với thức ăn, chưa thể canh nhá để điều chỉnh thức ăn, giai đoạn này tôm còn nhỏ sau khi cho ăn mất khoảng 2 – 3 giờ tôm mới tiêu hóa hết thức ăn cần kiểm tra dựa vào quan sát đường ruột của tôm để điều chỉnh lượng thức ăn.

Nếu sau khi cho ăn 3 giờ kiểm tra đường ruột của tôm màu đen có nghĩa là tôm đang ăn đủ hoặc thiếu có thể tăng lượng thức ăn cho cữ ăn tiếp theo. Nếu đường ruột tôm có màu thức ăn nghĩa là đang dư thức ăn, cần điều chỉnh giảm lượng thức ăn ở cữ ăn tiếp theo.


Có thể bạn quan tâm

Bổ sung tannin thủy phân trong nuôi tôm thẻ Bổ sung tannin thủy phân trong nuôi tôm thẻ

Một số đợt bùng phát dịch bệnh xảy ra trong các trang trại nuôi tôm, bao gồm các bệnh do virus,vi khuẩn… dẫn đến tử vong cao và thiệt hại kinh tế

13/11/2021
Lợi ích Succinic acid với tôm thẻ chân trắng Lợi ích Succinic acid với tôm thẻ chân trắng

Một báo cáo mới đây cho thấy lợi ích và tiềm năng của succinic acid trên tôm thẻ chân trắng.

15/11/2021
Giải pháp giúp nâng tỉ lệ sống trên tôm nhiễm đốm trắng Giải pháp giúp nâng tỉ lệ sống trên tôm nhiễm đốm trắng

Virus hội chứng đốm trắng (WSSV) là tác nhân gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi, chúng có mặt ở hầu hết các vùng nuôi

24/11/2021