Cho Măng Cụt Ra Hoa Sớm, Không Sượng Trái

Do đặc tính của măng cụt là loài ra hoa trên đầu cành của đọt mới, nên việc cho măng cụt ra hoa sớm trước hết phải làm cho cây ra đọt non sớm và đồng loạt. Để có trái măng cụt chất lượng, sau khi thu hoạch cần bón 3kg phân Đầu trâu ^AT1 + 30kg phân ủ hoai (hoặc 7kg Humix) + 50g Tricho- MX/cây tán 6-8m, tưới nước đều.
Tỉa bỏ cành vượt, cành cấp 1, vượt ra khỏi khung tán và cắt bỏ những lá cặp, lá đầu cành trên toàn bộ tán. Làm 2 việc trên trong khoảng 1 tuần.
Khoảng 2 tuần sau, dùng dung dịch MX- THIORE hoặc Food- MX1 phun sương ướt đều tán cây. Sau khi phun 2- 3 tuần, cây sẽ nhú đọt đồng loạt. Khi đọt non nhú được 1 tuần, dùng Food- MX1 phun 2 lần, 10 ngày/lần giúp đọt lá phát triển mạnh, sung sức và chuẩn bị cho hoa.
Xử lý ra hoa
Bón phân đón ra hoa, phun thuốc tạo mầm hoa: khi đọt non được 5 tuần tuổi, bón 2kg phân Đầu trâu AT2 + 2kg Humix/cây. Muốn có hiệu quả tức thì, dùng 100g MX/cây. Một tuần sau dùng Food- MX2 hoặc F. Bo phun sương ướt đều 2 mặt lá cây 2 lần, khoảng 7 ngày/lần. Sau đó "bắt" cây cảm ứng ra hoa. Công việc làm vào đầu tháng 10 âm lịch (ÂL) để thu hái vào đầu tháng 4 ÂL năm sau.
* Có 2 cách bắt cây ra hoa sớm và đồng loạt:
- Cách thứ nhất là tạo đọt: Khi đọt non được 9 tuần, tạo khô hạn (cắt nước và rút nước mương phủ nilon trên mặt liếp). Khoảng 2- 4 tuần khi thấy lá non có biểu hiện héo thì tưới thật đậm 2 lần, cách nhau 5- 7 ngày, sau tưới tiếp để mặt liếp đủ ẩm.
- Cách thứ 2 là khoanh vỏ: Với những vườn khó tạo khô hạn, khi đọt được 9-10 tuần tuổi, (khoảng 15-10 ÂL) tiến hành khoanh xung quanh gốc từ 0,5- 0,8cm, chỉ khấc ở phần vỏ, không được chạm vào phần thân gỗ, vết khấc cách mặt đất khoảng 1m.
Để thúc cây ra hoa đồng loạt, sau khi lá tươi lại (sau khấc gốc khoảng 2- 3 ngày), dùng thuốc thúc ra hoa C.A.T + Food- MX2 phun sương ướt đều 2 mặt lá cây một lần. Khoảng 10- 20 ngày sau khi tưới nước lại (hoặc sau khấc gốc) và phun thuốc, cây sẽ nhú chồi hoa (khoảng giữa tháng 11 ÂL). Từ khi hoa nhú đến khi hoa nở khoảng 30- 45 ngày. Muốn đậu trái tốt, nên phun 2 lần thuốc đậu trái C.A.T hoặc HCR 10 ngày/lần.
Nuôi trái
Khi trái đậu 2 tuần, bón 2kg phân Đầu trâu AT3 + 2kg Humix/cây, chia làm 2 lần.
Muốn cung cấp nhanh dinh dưỡng nuôi trái, hãy bón 100g MX/cây. Đồng thời dùng HCR phun 2 lần, 7 ngày/lần. Sau đó dùng dưỡng trái + Food MX4 phun 3- 4 lần, 10 ngày/lần, giúp trái to, chắc, ngon ngọt và hạn chế hiện tượng sượng trái và "trong trái".
Với cách xử lý trên, khoảng 104- 108 ngày sau hoa sẽ nở và cho thu hoạch măng cụt sớm vụ.
Có thể bạn quan tâm

Các nhà khoa học TP Hồ Chí Minh vừa nghiên cứu thành công việc bảo quản măng cụt bằng loại bao gói Oxygen Transmission Rate. Kết quả, măng cụt được bảo quản tốt trong hai tuần, so với bảy ngày của các phương pháp khác.

Bệnh xuất hiện trên trái, vết bệnh cứng và có màu nâu sáng, có những đốm đen bằng đầu kim đó là bào tử nấm hiện diện trên vết bệnh. Xung quanh vết bệnh xuất hiện vòng do các tế bào bị hoại tử.

Hiện tượng chảy mủ vàng là một hiện tượng khá phổ biến trên cây măng cụt. Theo một số tài liệu thì bệnh chảy mủ vàng ở trái măng cụt có thể do một con sâu miệng chích hút gây nên, cũng có thể do nguyên nhân sinh lý như mưa gió nhiều, bộ rễ bị tổn thương. Trong thời gian 2-3 tuần lễ trước khi chín gặp mưa to liên tục, trái hay bị chảy mủ vàng, có thể làm múi bị thối, không ăn được.

Mời bà con tham khảo cách chữa trị một số loại bệnh trên cây măng cụt của Sở Khoa Học Và Công Nghệ Tỉnh Bến Tre.

Ở ấp Tân Quy 1, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh có vườn măng cụt được xem là “kiểu mẫu” của địa phương do ông Lưu Văn Nhiều cải tạo từ mảnh vườn tạp. Ông xử lý măng cụt cho trái sớm vụ và đang áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trên vườn măng cụt. Vườn măng cụt đạt năng suất cao, chất lượng ngon nên ông thu về hơn 200 triệu đồng mỗi vụ.