Cách Chăm Sóc Táo Trong Giai Đoạn Ra Hoa Và Đậu Trái Non

1/ Về phân bón:
Táo là loại cây dễ trồng, nhu cầu về phân bón không cao. Mỗi năm bón khoảng 2-3 lần vào đầu và cuối mùa mưa (nếu bón lần 3 thì vào giữa mùa mưa). Có thể sử dụng phân NPK bón khoảng 0,5-1kg/cây/năm (tùy tuổi cây), giai đoạn cây đang mang trái nên bổ sung thêm phân Kali (0,1-0,2kg/cây). Hàng năm, nên bổ sung thêm phân hữu cơ như: phân gà, vịt, bò,… cho cây.
Cách bón phân: Dùng cuốc xới đất xung quanh gốc theo hình chiếu tán cây với độ sâu từ 5-10cm, bón phân, lấp đất rồi tưới nước.
Chú ý: Khi cây đang mang trái, nếu bón quá nhiều phân đạm cũng làm rụng trái.
2/ Cách chăm sóc:
Táo là cây cần nhiều nước, nhất là giai đoạn trái đang phát triển. Nếu không đủ nước, trái sẽ nhỏ và chát. Hàng năm, sau mỗi vụ thu hoạch nên tỉa cành để cây ra nhánh mới như thế năng suất, chất lượng trái sẽ tốt hơn. Cụ thể, cắt các cành đã cho trái chỉ để lại một đoạn 20-30cm. Trên đầu cành này sẽ cho nhiều cành nhỏ, có thể tỉa bớt chỉ để vài cành phân bố đều trên tán cây.
3/ Sâu bệnh:
Táo bị rụng trái non có nhiều nguyên nhân: do rụng sinh lý, thiếu nước, thiếu dinh dưỡng hoặc do sâu bệnh. Một số sâu bệnh phổ biến làm trái rụng sớm như:
* Ruồi đục trái: Dòi đục trong trái làm trái bị hư thối. Một trái táo thường có nhiều con dòi ăn phá. Phòng trừ bằng các biện pháp như: không để trái chín lâu trên cây, thu nhặt và tiêu hủy các trái rụng. Khi ruồi trưởng thành phát sinh nên dùng thuốc dẫn dụ Vizubon-D hoặc phun Protein thủy phân. Biện pháp bao quả cũng có tác dụng tốt trong việc hạn chế ruồi và sâu đục quả. Hạn chế phun thuốc trừ sâu trong giai đoạn cây cho trái, vì như thế để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng.
* Bệnh phấn trắng (do nấm Oidium sp): Vết bệnh lúc đầu có màu trắng xám ở mặt dưới lá, đọt non chùn lại và khô chết. Hoa cũng bị xoắn và khô cháy, trái nhỏ, bị nứt khi chín. Đây là bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất đối với cây táo. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ và tiêu hủy bộ phận bị bệnh, phun các thuốc như Sulox, Kocide, Topsin-M,… phun lúc trái non.
* Bệnh ghẻ (do nấm Venturia inaequalis): Bệnh xuất hiện trên trái làm trái có những vết màu nâu đen, gồ lên như nốt ghẻ và nứt, trái méo mó và rụng sớm. Phòng trừ bằng các thuốc như Bavistin, Plant, Ridomil,…1/ Về phân bón:
Táo là loại cây dễ trồng, nhu cầu về phân bón không cao. Mỗi năm bón khoảng 2-3 lần vào đầu và cuối mùa mưa (nếu bón lần 3 thì vào giữa mùa mưa). Có thể sử dụng phân NPK bón khoảng 0,5-1kg/cây/năm (tùy tuổi cây), giai đoạn cây đang mang trái nên bổ sung thêm phân Kali (0,1-0,2kg/cây). Hàng năm, nên bổ sung thêm phân hữu cơ như: phân gà, vịt, bò,… cho cây.
Cách bón phân: Dùng cuốc xới đất xung quanh gốc theo hình chiếu tán cây với độ sâu từ 5-10cm, bón phân, lấp đất rồi tưới nước.
Chú ý: Khi cây đang mang trái, nếu bón quá nhiều phân đạm cũng làm rụng trái.
2/ Cách chăm sóc:
Táo là cây cần nhiều nước, nhất là giai đoạn trái đang phát triển. Nếu không đủ nước, trái sẽ nhỏ và chát. Hàng năm, sau mỗi vụ thu hoạch nên tỉa cành để cây ra nhánh mới như thế năng suất, chất lượng trái sẽ tốt hơn. Cụ thể, cắt các cành đã cho trái chỉ để lại một đoạn 20-30cm. Trên đầu cành này sẽ cho nhiều cành nhỏ, có thể tỉa bớt chỉ để vài cành phân bố đều trên tán cây.
3/ Sâu bệnh:
Táo bị rụng trái non có nhiều nguyên nhân: do rụng sinh lý, thiếu nước, thiếu dinh dưỡng hoặc do sâu bệnh. Một số sâu bệnh phổ biến làm trái rụng sớm như:
* Ruồi đục trái: Dòi đục trong trái làm trái bị hư thối. Một trái táo thường có nhiều con dòi ăn phá. Phòng trừ bằng các biện pháp như: không để trái chín lâu trên cây, thu nhặt và tiêu hủy các trái rụng. Khi ruồi trưởng thành phát sinh nên dùng thuốc dẫn dụ Vizubon-D hoặc phun Protein thủy phân. Biện pháp bao quả cũng có tác dụng tốt trong việc hạn chế ruồi và sâu đục quả. Hạn chế phun thuốc trừ sâu trong giai đoạn cây cho trái, vì như thế để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng.
* Bệnh phấn trắng (do nấm Oidium sp): Vết bệnh lúc đầu có màu trắng xám ở mặt dưới lá, đọt non chùn lại và khô chết. Hoa cũng bị xoắn và khô cháy, trái nhỏ, bị nứt khi chín. Đây là bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất đối với cây táo. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ và tiêu hủy bộ phận bị bệnh, phun các thuốc như Sulox, Kocide, Topsin-M,… phun lúc trái non.
* Bệnh ghẻ (do nấm Venturia inaequalis): Bệnh xuất hiện trên trái làm trái có những vết màu nâu đen, gồ lên như nốt ghẻ và nứt, trái méo mó và rụng sớm. Phòng trừ bằng các thuốc như Bavistin, Plant, Ridomil,…
Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật trồng cây táo tây tại nhà cho quả sai trĩu cành không phải đơn giản bởi đây là cây trồng khá khó tính đối với thời tiết tại Việt Nam.

Táo ta (táo chua) là loại trái cây được nhiều người ưa chuộng. Nó có khả năng chống oxy hóa, chữa chứng suy giảm trí nhớ, đề phòng bệnh cảm lạnh, nuôi dưỡng tóc

Để trồng được cây táo mèo cho năng suất cao, người trồng cần chú ý tới các khâu đất trồng, chăm bón, tỉa cảnh, trừ sâu bệnh hại.

Mỗi quả táo nặng đến 85-130g, hương vị ngọt giòn, được gắn tem mác truy xuất nguồn gốc rõ ràng nên được nhiều thực khách yêu thích.

Giống táo Đào vàng do GS.TS Vũ Tuyên Hoàng và cộng sự Viện Cây lương thực - cây thực phẩm chọn tạo, được công nhận là giống quốc gia từ năm 1998...