Home / Cây ăn trái / Táo

Cách Chăm Sóc Táo Trong Giai Đoạn Ra Hoa Và Đậu Trái Non

Cách Chăm Sóc Táo Trong Giai Đoạn Ra Hoa Và Đậu Trái Non
Publish date: Wednesday. March 13th, 2013

1/ Về phân bón:

Táo là loại cây dễ trồng, nhu cầu về phân bón không cao. Mỗi năm bón khoảng 2-3 lần vào đầu và cuối mùa mưa (nếu bón lần 3 thì vào giữa mùa mưa). Có thể sử dụng phân NPK bón khoảng 0,5-1kg/cây/năm (tùy tuổi cây), giai đoạn cây đang mang trái nên bổ sung thêm phân Kali (0,1-0,2kg/cây). Hàng năm, nên bổ sung thêm phân hữu cơ như: phân gà, vịt, bò,… cho cây.

Cách bón phân: Dùng cuốc xới đất xung quanh gốc theo hình chiếu tán cây với độ sâu từ 5-10cm, bón phân, lấp đất rồi tưới nước.

Chú ý: Khi cây đang mang trái, nếu bón quá nhiều phân đạm cũng làm rụng trái.

2/ Cách chăm sóc:

Táo là cây cần nhiều nước, nhất là giai đoạn trái đang phát triển. Nếu không đủ nước, trái sẽ nhỏ và chát. Hàng năm, sau mỗi vụ thu hoạch nên tỉa cành để cây ra nhánh mới như thế năng suất, chất lượng trái sẽ tốt hơn. Cụ thể, cắt các cành đã cho trái chỉ để lại một đoạn 20-30cm. Trên đầu cành này sẽ cho nhiều cành nhỏ, có thể tỉa bớt chỉ để vài cành phân bố đều trên tán cây.

3/ Sâu bệnh:

Táo bị rụng trái non có nhiều nguyên nhân: do rụng sinh lý, thiếu nước, thiếu dinh dưỡng hoặc do sâu bệnh. Một số sâu bệnh phổ biến làm trái rụng sớm như:

* Ruồi đục trái: Dòi đục trong trái làm trái bị hư thối. Một trái táo thường có nhiều con dòi ăn phá. Phòng trừ bằng các biện pháp như: không để trái chín lâu trên cây, thu nhặt và tiêu hủy các trái rụng. Khi ruồi trưởng thành phát sinh nên dùng thuốc dẫn dụ Vizubon-D hoặc phun Protein thủy phân. Biện pháp bao quả cũng có tác dụng tốt trong việc hạn chế ruồi và sâu đục quả. Hạn chế phun thuốc trừ sâu trong giai đoạn cây cho trái, vì như thế để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng.

* Bệnh phấn trắng (do nấm Oidium sp): Vết bệnh lúc đầu có màu trắng xám ở mặt dưới lá, đọt non chùn lại và khô chết. Hoa cũng bị xoắn và khô cháy, trái nhỏ, bị nứt khi chín. Đây là bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất đối với cây táo. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ và tiêu hủy bộ phận bị bệnh, phun các thuốc như Sulox, Kocide, Topsin-M,… phun lúc trái non.

* Bệnh ghẻ (do nấm Venturia inaequalis): Bệnh xuất hiện trên trái làm trái có những vết màu nâu đen, gồ lên như nốt ghẻ và nứt, trái méo mó và rụng sớm. Phòng trừ bằng các thuốc như Bavistin, Plant, Ridomil,…1/ Về phân bón:

Táo là loại cây dễ trồng, nhu cầu về phân bón không cao. Mỗi năm bón khoảng 2-3 lần vào đầu và cuối mùa mưa (nếu bón lần 3 thì vào giữa mùa mưa). Có thể sử dụng phân NPK bón khoảng 0,5-1kg/cây/năm (tùy tuổi cây), giai đoạn cây đang mang trái nên bổ sung thêm phân Kali (0,1-0,2kg/cây). Hàng năm, nên bổ sung thêm phân hữu cơ như: phân gà, vịt, bò,… cho cây.

Cách bón phân: Dùng cuốc xới đất xung quanh gốc theo hình chiếu tán cây với độ sâu từ 5-10cm, bón phân, lấp đất rồi tưới nước.

Chú ý: Khi cây đang mang trái, nếu bón quá nhiều phân đạm cũng làm rụng trái.

2/ Cách chăm sóc:

Táo là cây cần nhiều nước, nhất là giai đoạn trái đang phát triển. Nếu không đủ nước, trái sẽ nhỏ và chát. Hàng năm, sau mỗi vụ thu hoạch nên tỉa cành để cây ra nhánh mới như thế năng suất, chất lượng trái sẽ tốt hơn. Cụ thể, cắt các cành đã cho trái chỉ để lại một đoạn 20-30cm. Trên đầu cành này sẽ cho nhiều cành nhỏ, có thể tỉa bớt chỉ để vài cành phân bố đều trên tán cây.

3/ Sâu bệnh:

Táo bị rụng trái non có nhiều nguyên nhân: do rụng sinh lý, thiếu nước, thiếu dinh dưỡng hoặc do sâu bệnh. Một số sâu bệnh phổ biến làm trái rụng sớm như:

* Ruồi đục trái: Dòi đục trong trái làm trái bị hư thối. Một trái táo thường có nhiều con dòi ăn phá. Phòng trừ bằng các biện pháp như: không để trái chín lâu trên cây, thu nhặt và tiêu hủy các trái rụng. Khi ruồi trưởng thành phát sinh nên dùng thuốc dẫn dụ Vizubon-D hoặc phun Protein thủy phân. Biện pháp bao quả cũng có tác dụng tốt trong việc hạn chế ruồi và sâu đục quả. Hạn chế phun thuốc trừ sâu trong giai đoạn cây cho trái, vì như thế để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng.

* Bệnh phấn trắng (do nấm Oidium sp): Vết bệnh lúc đầu có màu trắng xám ở mặt dưới lá, đọt non chùn lại và khô chết. Hoa cũng bị xoắn và khô cháy, trái nhỏ, bị nứt khi chín. Đây là bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất đối với cây táo. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ và tiêu hủy bộ phận bị bệnh, phun các thuốc như Sulox, Kocide, Topsin-M,… phun lúc trái non.

* Bệnh ghẻ (do nấm Venturia inaequalis): Bệnh xuất hiện trên trái làm trái có những vết màu nâu đen, gồ lên như nốt ghẻ và nứt, trái méo mó và rụng sớm. Phòng trừ bằng các thuốc như Bavistin, Plant, Ridomil,…


Related news

Kỹ thuật trồng Táo ghép Kỹ thuật trồng Táo ghép

Táo có thể trồng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, riêng các tỉnh phía nam có thể trồng quanh năm, song tốt nhất là trồng vào mùa mưa

Saturday. September 10th, 2016
Bệnh ghẻ trên táo Bệnh ghẻ trên táo

Trên lá, bệnh thường xuất hiện đầu tiên ở mặt dưới lá trước sau đó mới lan dần. Khi mới xuất hiện đốm bệnh có hình tròn, màu xám xanh, viền dần rõ nét hơn và có tơ màu đen hơi xanh. Sau một thời gian vết bệnh mọc nhô lên trông như những chiếc gai nhỏ

Saturday. September 10th, 2016
Kỹ thuật nhân giống táo - Phần 1 Kỹ thuật nhân giống táo - Phần 1

Cần tiến hành thường xuyên các khâu xới đất, trừ cỏ, dựng cây đổ, cắt mầm gốc khoảng 20-30cm từ mặt đất lên làm cho gốc nhẵn sạch, trừ sâu ăn lá kịp thời.

Saturday. September 10th, 2016
Kỹ thuật nhân giống táo - Phần 2 Kỹ thuật nhân giống táo - Phần 2

Kỹ thuật nhân giống táo - Phần 2

Saturday. September 10th, 2016
Cây Táo - Đặc điểm sinh học - Phần 1 Cây Táo - Đặc điểm sinh học - Phần 1

Cây Táo, tiếng anh là Apple, là loại cây ăn quả của vùng nhiệt đới thuộc họ Táo ( Rhamnaceae ). Táo có 2 loài là Táo ta ( hay táo chua ) và Táo tây ( còn gọi là Bôm ).

Saturday. September 10th, 2016