Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi chim cút

Cách chăm sóc chim cúc nở đúng kỹ thuật - Phương pháp nuôi

Cách chăm sóc chim cúc nở đúng kỹ thuật - Phương pháp nuôi
Tác giả: RTD
Ngày đăng: 27/08/2016

- Chế độ dinh dưỡng

Thức ăn: Mỗi ngày cút ăn 20-25gr thức ăn hỗn hợp và đẻ 1 quả trứng nặng 10-11gr (bằng 10% cơ thể), cho nên thức ăn của cút phải bảo đảm yêu cầu dinh dưỡng cao, nhất là đạm, khoáng và sinh tố...

Nước uống: Mỗi ngày cút uống 50-100ml nước, nhưng phải cung cấp đầy đủ nước sạch và mát cho cút uống tự do.

- Chăm sóc nuôi dưỡng: Cút con 1-25 ngày: Cút con nở ra phải úm ngay.

Có thể úm lồng hoặc úm nền, nhưng phải sưởi nóng lồng hoặc chuồng trước khi cho cút con vào úm.

 Nhiệt độ úm: Tuần thứ nhất 34-35oC, sau đó giảm dần mỗi tuần 3oC, đến tuần thứ 4 không phải úm nữa.

Trong quá trình úm cần thoáng khí.

 Mật độ úm: Tuần 1: 200-250 con/m2, tuần 2: 150-200 con/m2, tuần 3: 100-150 con/m2; tuần 4: 50-100 con/m2.

Thức ăn, nước uống giai đoạn úm: Giai đoạn úm nên đặt máng ăn, uống trong lồng, chuồng.

Thức ăn giàu dinh dưỡng, nhất là đạm (26-28%), sinh tố...

cho ăn nhiều trong ngày.

Nên bổ sung sinh tố...

vào nước cho cút uống thường xuyên.

Một số lưu ý:

- Chọn giống: Nên mua giống ở những cơ sở có uy tín, hoặc càng xa càng tốt để tránh hiện tượng đồng huyết (lưu ý khi ghép phối trống mái).

Lưu ý đặc tính mắn đẻ.

(nên lưu ý chọn cút trống tránh anh chị em giao phối sẽ gây hiện tượng đồng huyết nhanh và phải thay cút trống thường xuyên thì mới bảo đảm tỷ lệ có phôi cao).

- Muốn chuyển đổi thức ăn nên thực hiện từ từ, ít nhất 4 ngày mới chuyển đổi hoàn toàn thức ăn khác.

- Nhiệt độ thích hợp cho cút đẻ 24 - 25OC.

- Bảo đảm chuồng nuôi có độ thông thoáng cao, nên có quạt thông gió để tạo luồng không khí lưu thông thường xuyên trong trại.

- Đảm bảo chế độ chiếu sáng từ 16 - 18 giờ/ngày trong chuồng nuôi cút (tính 5w/1m2 chuồng).

- Lồng nuôi cút có đáy (trên) làm bằng lưới nylon để tránh cút bể đầu khi bị kích động nhảy dựng lên.

- Luôn giữ yên tĩnh trong trại, chuồng nuôi vì cút rất dễ bị kích thích do sợ hãi tiếng động.

- Luôn giữ vệ sinh chuồng nuôi, hốt phân hằng ngày và che chắn chuồng trại cẩn thận tránh mèo chuột giết hại.

- Trong quá trình nuôi đẻ, luôn theo dõi thể trọng của cút để tránh quá mập hay quá gầy sẽ làm giảm năng suất đẻ.

- Lưu ý cho cút ăn đủ số lượng thức ăn trong ngày.

- Cút đẻ vào buổi chiều nên thực hiện việc vệ sinh vào buổi sáng.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật nuôi và phòng bênh cho chim cút - Phần 1 Kỹ thuật nuôi và phòng bênh cho chim cút - Phần 1

Kỹ thuật nuôi và phòng bênh cho chim cút

27/08/2016
Kỹ thuật nuôi và phòng bênh cho chim cút - Phần 2 Kỹ thuật nuôi và phòng bênh cho chim cút - Phần 2

Kỹ thuật nuôi và phòng bênh cho chim cút - Phần 2

27/08/2016
Cách chăm sóc chim cúc nở đúng kỹ thuật - Phương pháp chọn giống Cách chăm sóc chim cúc nở đúng kỹ thuật - Phương pháp chọn giống

Cách chăm sóc chim cút mới nở đúng kỹ thuật nhất. Chim cút giống chuyên trứng được nuôi rộng rãi là giống chim cút Nhật Bản, tên khoa học là “Corturnix japonica”. Có đặc điểm dễ nuôi, sức khánh bệnh cao, đẻ nhiều trứng và thời gian khai thác dài, nhiều con đẻ trên 300 qủa/năm

27/08/2016