Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi chim cút

Kỹ thuật nuôi và phòng bênh cho chim cút - Phần 2

Kỹ thuật nuôi và phòng bênh cho chim cút - Phần 2
Tác giả: MNN
Ngày đăng: 27/08/2016

5. Mật độ nuôi

Tuần thứ 1: 200 con/m2

Tuần thứ 2: 100 con/m2

Tuần thứ 3: 50 con/m2

Tuần thứ 4: 35 - 36 con/m2

6. Thức ăn

Mỗi ngày cút ăn 20 – 25gr thức ăn hỗn hợp và đẻ một quả trứng nặng 10 – 11gr (bằng 10 % cơ thể), cho nên thức ăn của cút phải bảo đảm yêu cầu dinh dưỡng cao, nhất là đạm, khoáng và sinh tố…

* Cách cho ăn: Cho cút ăn tự do.

* Số lần cho ăn: 3 - 4 lần/ngày, lưu ý lần cho cám kế tiếp được thực hiện khi cám trong máng của lần trước đó đã hết.

- Ẩm độ thấp < 1 2% nên cám giữ được lâu không bị hôi mốc

- Cân đối tối thiểu giữa đạm và các axít amin giúp cho cút phát triển đều.

- Năng lượng trao đổi ở mức hợp lý giúp cho cút phát triển đều mặc dù không hạn chế thức ăn, cút không bị quá gầy hay quá mập.

- Các chất vi lượng được tính toán đầy đủ giúp cho cút phát triển tốt về cơ thể lẫn tính dục làm cho cút phát triển song song về thể trọng và tính dục. 

-  Khẩu phần thức ăn nuôi chim cút chia làm 2 giai đoạn: Úm 0-3 tuần tuổi (I), tăng trưởng (II), 

Nguyên liệu, %

Giai đoạn I

Giai đoạn II

Ngô vàng

42,7

50,7

Cám gạo loại I

18

15

Khô đỗ tương hoặc khô lạc nhân

9

15

Đỗ tương rang

10

10

Bột cá >50% đạm

15

6

Bột xương hoặc dicanxi phosphat

3

3

L-lyzin

0,1

0,1

Premix vitamin- khoáng

2

2

Muối ăn

0,2

0,2

 

7. Chọn giống và phối giống

* Chọn giống: Chọn mua cút ở những cơ sở sản xuất giống bố mẹ.

Cút giống phải khỏe mạnh, không dịch bệnh, dị tật, nhanh nhẹn, háu ăn...

Tỷ lệ đẻ, ấp nở, nuôi sống cao, tăng trọng nhanh, ổn định và đồng đều...

Tránh đồng huyết, dòng bố, dòng mẹ nuôi tách riêng để chọn lọc và ghép đôi giao phối...

Từ ngày 25 chọn lọc những con đủ tiêu chuẩn làm giống nuôi riêng.

Cút trống, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông da bóng mượt, thân hình gọn, nhỏ hơn con cái, đầu nhỏ, mỏ ngắn, cổ dài, ngực nở, lông ngực vàng, 25 ngày tuổi nặng 70-90gr.

Cút mái, đầu thanh, cổ nhỏ, lông da bóng mượt, lông ngực có đốm trắng đen, xương chậu rộng, hậu môn nở, đỏ hồng và mềm mại...

Trọng lượng lớn hơn cút trống.

* Phối giống: Phải trên 3 tháng mới cho phối giống, phối giống sớm quá sẽ làm cho bầy cút mau tàn....

8. Phòng bệnh: 

   Với phương châm phòng bệnh là chính, thực hiện tốt chương trình 3 sạch: ở sạch, ăn sạch, uống sạch.

Đặc biệt, khi thời tiết hoặc môi trường sống thay đổi, cần phải vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng thật tốt, có thể bổ sung kháng sinh và vitamin cho cút 3-5 ngày để tăng cường sức đề kháng và chống stress gây hại. 

Thường xuyên theo dõi cân cút để phòng và trị bệnh kịp thời, nhất là những bệnh thường gặp như: Ngộ độc thức ăn (Aflatoxin), suy dinh dưỡng, sưng mắt, tiêu chảy và phân sáp, bệnh thương hàn, CRD, viêm ruột hoại tử v.v.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật chăn nuôi chim Cút - Phần 2 Kỹ thuật chăn nuôi chim Cút - Phần 2

Kỹ thuật chăn nuôi chim Cút - Phần 2

27/08/2016
Hướng dẫn chọn lồng nuôi, thức ăn cho chim cút Hướng dẫn chọn lồng nuôi, thức ăn cho chim cút

Chin cút là loại chim được nhiều người nông dân nuôi. Chim cút không chỉ cho thịt thơm ngon mà trứng chim cút cung thật bổ dướng. Hãy tham khảo bài viết về cách chọn lồng nuôi, thức ăn cho chim cút nhé!

27/08/2016
Kỹ thuật nuôi và phòng bênh cho chim cút - Phần 1 Kỹ thuật nuôi và phòng bênh cho chim cút - Phần 1

Kỹ thuật nuôi và phòng bênh cho chim cút

27/08/2016
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.