Trang chủ / Cây ăn trái / Măng cụt

Cách Bón Phân Vi Sinh Cho Măng Cụt

Cách Bón Phân Vi Sinh Cho Măng Cụt
Ngày đăng: 12/02/2011

Hỏi: Tôi trồng măng cụt, cây đã 3 và 4 năm tuổi, không có điều kiện để sử dụng phân hữu cơ, có thể dùng phân vi sinh humit Sông Gianh (hoặc các loaị tương tự) thay thế được không? Nếu được thì lượng phân thay thế ra sao? Xin chỉ giúp, chân thành cảm ơn.

Anh có thể tham khảo cách bón phân sau đây:

: Hỗn hợp phân theo công thức N:P:K (15:15:15).

* Cách pha trộn phân để đạt tỷ lệ N:P:K (15:15:15).

+ Urea ( 46% N) : 3,2 kg.

+ Super lõn ( 16,5% P2O5) : 9 kg.

+ Ka li ( 50% K2O ) : 3 kg.

Và theo tỷ lệ này mà pha trộn đến khi đủ lượng cần thiết. Hoạc sử dụng phân NPK(15:15:15 ) và các nguyên tố trung và vi lượng.

Giai đoạn cây cho trái ổn định

Đối với cây có đường kính tán 6- 8 m đang sinh trưởng, phát triển tốt phân bón đ­ợc áp dụng cho mỗi cây như­ sau:

+ Phân vô cơ bón làm 03 lần mỗi lần 3-4 kg .

+ Phân hữu cơ 20-30 kg, bón 1 lần ngay sau thu hoạch dứt điểm (lần 1).

Lần 1: Ngay sau khi thu hoạch xong cần tỉa cành tạo tán và bón phân theo công thức:N:P:K (20:20:10) kết hợp với 20- 30 kg phân chuồng hoai cho mỗi cây.

Cách pha trộn để đạt đúng với công thức N:P:K (20: 20: 10).

Phân urea 46%N 4,3 kg.

Phân Super lân (16,5% P2O5 ) 12,1 kg.

Phân Kali (50% K2O) 2,0 kg.

Và cứ theo tỷ lệ này mà pha trộn đến khi đủ lượng cần thiết để bón cho vư­ờn cây.

Lần 2: Trư­ớc khi ra hoa 30-40 ngày bón phân vô cơ có hàm lượng lân cao theo công thức N: P: K (8: 24: 24).

Cách pha trộn phân để đạt đúng với công thức N: P: K (8: 24: 24).

Phân urea 46%N 1,7 kg.

Phân Super lân (16,5% P2O5 ) 14,5 kg.

Phân Kali (50% K2O) 4,8 kg.

Và cứ theo tỷ lệ này mà pha trộn đến khi đủ lượng cần thiết để bón cho vư­ờn cây.

L­ưu ý: trong giai đoạn này tránh bón nhiều phân đạm vì sẽ kích thích ra lá mới làm chậm quá trình ra hoa.

Lần 3: Bón lúc cây đậu trái xong (đường kính trái 1- 2 cm) phân vô cơ theo công thức N: P: K= 13: 13: 21.

Cách pha trộn phân để đạt đúng với công thức N: P: K (13: 13: 21).

Phân ure 46%N 2,8 kg.

Phân Super lân (16,5% P2O5 ) 7,8 kg.

Phân Kali (50% K2O) 4,6 kg.

Và cứ theo tỷ lệ này mà pha trộn đến khi đủ lượng cần thiết để bón cho vư­ờn cây.

Ngoài ra, còn có thể sử dụng phân bón lá có tỷ lệ N: P: K (20: 20: 20) như phân bón lá Grow more có hàm lượng dinh d­ưỡng như­ sau: N: 20%, P2O5: 20%, K2O: 20%,Cu: 0,05, Mn: 0,0005%, Fe: 0,05, Zn: 0,05 . Phun làm 5 lần mỗi lần cách nhau 1 tuần, bắt đầu từ tuần thứ 7 sau khi đậu trái.

Tóm lại: Liều lượng phân bón cho mỗi cây là tùy thuộc vào đường kính tán, tình trạng sức khoẻ của cây. Đối với cây có đường kính tán 6-8m đang phát triển bình thư­ờng thì có thể bón phân vô cơ 3-4 kg/ cây/ lần (chủng loại phân theo từng thời điểm như­ ở mục 8. Bón phân), tức 9-12 kg phân vô cơ và 20-30 kg phân hữu cơ / cây/ năm.

Do cây măng cụt có rễ chỉ phát triển rộng bằng 2/3 hình chiếu tán cây, nên phân cũng chỉ bón ở vị trí 2/3 hình chiếu tán cây


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây măng cụt Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây măng cụt

Cây măng cụt có thể sinh trưởng ở nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất là đất sét giàu hữu cơ, tầng canh tác dầy, thoát nước tốt và gần nguồn nuớc tưới. Măng cụt là loại cây đòi hỏi khí hậu nhiệt đới với nhiệt độ cao, ẩm độ cao, lượng mưa dồi dào.

01/09/2016
Cách cho măng cụt ra hoa sớm, không sượng trái Cách cho măng cụt ra hoa sớm, không sượng trái

Trái măng cụt đạt tiêu chuẩn ngon nhất thiết không bị sượng, trọng lượng trên 80 g/trái, không bị trầy xước, lem mủ và có màu sậm đẹp. Tuy nhiên, sượng trái là vấn đề nan giải với nhiều nhà vườn, nhất là vườn măng cụt còn trái trong mùa mưa.

01/09/2016
Kỹ thuật trồng và thâm canh Măng Cụt - Phần 1 Kỹ thuật trồng và thâm canh Măng Cụt - Phần 1

Là cây ăn quả nhiệt đới, được trồng nhiều ở Thái lan, Mã lai, Philipin, Indonesia và Việt Nam; măng cụt được nhiều người ưa chuộng và là nữ hoàng của cây ăn trái nhiệt đới bởi lẽ dáng trái đẹp và chứa nhiều chất bổ dưỡng.

01/09/2016
Kỹ thuật trồng và thâm canh Măng Cụt - Phần 2 Kỹ thuật trồng và thâm canh Măng Cụt - Phần 2

Sâu non mới nở ăn biểu bì lá, tấn công mặt dưới lá tạo thành những đường ngoằn ngoèo và có thể gây cháy từng mãng trên lá ảnhhưởng sức khoẻ của cây.

01/09/2016
Chế phẩm sinh học A4 dùng cho cây măng cụt - Phần 1 Chế phẩm sinh học A4 dùng cho cây măng cụt - Phần 1

CHẾ PHẨM SINH HỌC A4 DÙNG CHO CÂY MĂNG CỤT

01/09/2016