Cách Bón Phân Vi Sinh Cho Măng Cụt
Hỏi: Tôi trồng măng cụt, cây đã 3 và 4 năm tuổi, không có điều kiện để sử dụng phân hữu cơ, có thể dùng phân vi sinh humit Sông Gianh (hoặc các loaị tương tự) thay thế được không? Nếu được thì lượng phân thay thế ra sao? Xin chỉ giúp, chân thành cảm ơn.
Anh có thể tham khảo cách bón phân sau đây:
: Hỗn hợp phân theo công thức N:P:K (15:15:15).
* Cách pha trộn phân để đạt tỷ lệ N:P:K (15:15:15).
+ Urea ( 46% N) : 3,2 kg.
+ Super lõn ( 16,5% P2O5) : 9 kg.
+ Ka li ( 50% K2O ) : 3 kg.
Và theo tỷ lệ này mà pha trộn đến khi đủ lượng cần thiết. Hoạc sử dụng phân NPK(15:15:15 ) và các nguyên tố trung và vi lượng.
Giai đoạn cây cho trái ổn định
Đối với cây có đường kính tán 6- 8 m đang sinh trưởng, phát triển tốt phân bón đợc áp dụng cho mỗi cây như sau:
+ Phân vô cơ bón làm 03 lần mỗi lần 3-4 kg .
+ Phân hữu cơ 20-30 kg, bón 1 lần ngay sau thu hoạch dứt điểm (lần 1).
Lần 1: Ngay sau khi thu hoạch xong cần tỉa cành tạo tán và bón phân theo công thức:N:P:K (20:20:10) kết hợp với 20- 30 kg phân chuồng hoai cho mỗi cây.
Cách pha trộn để đạt đúng với công thức N:P:K (20: 20: 10).
Phân urea 46%N 4,3 kg.
Phân Super lân (16,5% P2O5 ) 12,1 kg.
Phân Kali (50% K2O) 2,0 kg.
Và cứ theo tỷ lệ này mà pha trộn đến khi đủ lượng cần thiết để bón cho vườn cây.
Lần 2: Trước khi ra hoa 30-40 ngày bón phân vô cơ có hàm lượng lân cao theo công thức N: P: K (8: 24: 24).
Cách pha trộn phân để đạt đúng với công thức N: P: K (8: 24: 24).
Phân urea 46%N 1,7 kg.
Phân Super lân (16,5% P2O5 ) 14,5 kg.
Phân Kali (50% K2O) 4,8 kg.
Và cứ theo tỷ lệ này mà pha trộn đến khi đủ lượng cần thiết để bón cho vườn cây.
Lưu ý: trong giai đoạn này tránh bón nhiều phân đạm vì sẽ kích thích ra lá mới làm chậm quá trình ra hoa.
Lần 3: Bón lúc cây đậu trái xong (đường kính trái 1- 2 cm) phân vô cơ theo công thức N: P: K= 13: 13: 21.
Cách pha trộn phân để đạt đúng với công thức N: P: K (13: 13: 21).
Phân ure 46%N 2,8 kg.
Phân Super lân (16,5% P2O5 ) 7,8 kg.
Phân Kali (50% K2O) 4,6 kg.
Và cứ theo tỷ lệ này mà pha trộn đến khi đủ lượng cần thiết để bón cho vườn cây.
Ngoài ra, còn có thể sử dụng phân bón lá có tỷ lệ N: P: K (20: 20: 20) như phân bón lá Grow more có hàm lượng dinh dưỡng như sau: N: 20%, P2O5: 20%, K2O: 20%,Cu: 0,05, Mn: 0,0005%, Fe: 0,05, Zn: 0,05 . Phun làm 5 lần mỗi lần cách nhau 1 tuần, bắt đầu từ tuần thứ 7 sau khi đậu trái.
Tóm lại: Liều lượng phân bón cho mỗi cây là tùy thuộc vào đường kính tán, tình trạng sức khoẻ của cây. Đối với cây có đường kính tán 6-8m đang phát triển bình thường thì có thể bón phân vô cơ 3-4 kg/ cây/ lần (chủng loại phân theo từng thời điểm như ở mục 8. Bón phân), tức 9-12 kg phân vô cơ và 20-30 kg phân hữu cơ / cây/ năm.
Do cây măng cụt có rễ chỉ phát triển rộng bằng 2/3 hình chiếu tán cây, nên phân cũng chỉ bón ở vị trí 2/3 hình chiếu tán cây
Related news
Các nhà khoa học TP Hồ Chí Minh vừa nghiên cứu thành công việc bảo quản măng cụt bằng loại bao gói Oxygen Transmission Rate. Kết quả, măng cụt được bảo quản tốt trong hai tuần, so với bảy ngày của các phương pháp khác.
Bệnh xuất hiện trên trái, vết bệnh cứng và có màu nâu sáng, có những đốm đen bằng đầu kim đó là bào tử nấm hiện diện trên vết bệnh. Xung quanh vết bệnh xuất hiện vòng do các tế bào bị hoại tử.
Hiện tượng chảy mủ vàng là một hiện tượng khá phổ biến trên cây măng cụt. Theo một số tài liệu thì bệnh chảy mủ vàng ở trái măng cụt có thể do một con sâu miệng chích hút gây nên, cũng có thể do nguyên nhân sinh lý như mưa gió nhiều, bộ rễ bị tổn thương. Trong thời gian 2-3 tuần lễ trước khi chín gặp mưa to liên tục, trái hay bị chảy mủ vàng, có thể làm múi bị thối, không ăn được.
Mời bà con tham khảo cách chữa trị một số loại bệnh trên cây măng cụt của Sở Khoa Học Và Công Nghệ Tỉnh Bến Tre.
Ở ấp Tân Quy 1, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh có vườn măng cụt được xem là “kiểu mẫu” của địa phương do ông Lưu Văn Nhiều cải tạo từ mảnh vườn tạp. Ông xử lý măng cụt cho trái sớm vụ và đang áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trên vườn măng cụt. Vườn măng cụt đạt năng suất cao, chất lượng ngon nên ông thu về hơn 200 triệu đồng mỗi vụ.