Cách Bảo Quản Nấm Rơm

Nấm rơm có thời gian bảo quản ngắn, khó bảo quản tươi, chỉ từ 1 đến 2 ngày. Tuyệt đối không bảo quản nấm rơm trong tủ lạnh.
Những thí nghiệm về nhiệt độ bảo quản nấm rơm ghi nhận được như sau:
– Nhiệt độ thấp hơn 0 độ C : nấm có thể giữ trên hai tuần, nhưng khi làm ẩm lại thì dễ chảy rữa và hư hỏng nhanh.
– Nhiệt độ 4–6 độ C : nấm hư hỏng nhanh
– Nhiệt độ 10–15 độ C : nấm cho vào túi PVC đục lỗ nhỏ, có thể giữ được 4 ngày với ẩm độ mất khoảng 10%. Riêng nấm bảo quản ở 15 độ C, về chất lượng có dấu hiệu hơn hẳn 10 độ C.
– Nhiệt độ 20 độ C : thời gian bảo quản lâu hơn 4–6 độ C, nhưng ngắn hơn 10–15 độ C.
– Nhiệt độ 30 độ C : nấm chảy rữa sau 1 đêm và có dấu hiệu nhiễm khuẩn.
Có 2 cách phổ biến để bảo quản nấm rơm như sau:
Cách 1: Nấm rơm tươi có thể giữ thời gian 4 ngày nếu để nấm ở nhiệt độ 10-15 độ C (bảo quản bằng nước đá khô)
Cách 2: Nấm được luộc sơ trong nước sôi từ 10 - 15 phút để tế bào ngừng hoạt động. Nước luộc nên pha thêm ít muối + acid nitric (hoặc acid citric) để có độ pH=3. Sau đó, vớt ra làm nguội nhanh, ướp muối khô để rút nước chứa trong nấm.
Chờ một thời gian, cho nấm vào một dụng cụ chứa và ngâm ngập trong nước muối nồng độ 20–23.
Ở giai đoạn này, nếu nước ngâm bị đục, phải thay nước muối khác để tránh nhiễm trùng và mốc.
Thời gian bảo quản như vậy được vài tháng.
Có thể bạn quan tâm

Trồng nấm rơm là nghề làm ra tiền nhanh nhất. So với các loại cây trồng khác thì trồng nấm rơm đồng vốn quay vòng nhanh, sau khi rải meo giống khoảng 15 ngày là thu hoạch được.

Thực hiện chủ chương chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng - vật nuôi nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững, bà con nông dân ở TP.Cần Thơ đã áp dụng nhiều mô hình đem lại lợi nhuận cao, trong đó có trồng nấm rơm.

Những năm gần đây, phong trào trồng nấm rơm phát triển khá mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Quảng Ngãi, nhất là ở huyện Mộ Đức với khoảng hơn 100 hộ dân tham gia. Mô hình đã giúp bà con vừa tận dụng được phụ phẩm nông nghiệp, vừa tận dụng được sức lao động nông nhàn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Nghề trồng nấm rơm từ lâu đã phát triển mạnh tại những vùng nông thôn Bến Tre, vì nghề này tận dụng nguồn phế phẩm phụ là: rơm thải ra khi thu hoạch lúa, lại tận dụng công lao động nhàn rỗi góp phần tăng thu nhập cho người trồng lúa.

Nấm rơm có tên khoa học Volvariella volvacea gồm nhiều loài khác nhau, có loại màu xám trắng, xám, xám đen,… kích thước đường kính “cây nấm” lớn, nhỏ tùy thuộc từng loại.