Các thiệt hại trên ruộng lúa - Phần 9
BỆNH HẠI LÚA (Diseases)
2/ Bệnh do vi khuẩn (Bacterial diseases)
2.1. Bệnh cháy bìa lá (bạc lá: Bacterial leaf blight): do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. oyzae gây ra.
Trên lá, vết bệnh ban đầu là những sọc vàng nhỏ ở chóp lá và bìa lá, sau đó lan rộng và dọc theo các gân lá và từ bìa lá vào trong. Vết bệnh dần khô lại có màu xám trắng, viền ngoài vết bệnh có hình gợn sóng. Vào lúc sáng sớm có thể thấy các giọt vi khuẩn màu vàng đỏ ứa ra ở chót lá hoặc dọc theo rìa lá (Hình 2.28). Bệnh nặng vết bệnh có thể lan dần đến bẹ lá và toàn thân bị cháy khô gọi là bệnh “Kresek”.
Cắt lá bệnh nhúng vào nước trong, nước bị đục vì có chứa vi khuẩn. Vi khuẩn thường xâm nhập qua vết thương trên lá hoặc từ các khí khổng dọc theo bìa lá, từ đó lan ra. Bệnh phát triển mạnh trên đất giàu hữu cơ, bón nhiều phân đạm, mưa nhiều, ẩm độ cao và mức độ nhiễm khác nhau tùy giống.
Để ngừa bệnh nầy, cần tích cực phòng trừ côn trùng và tránh gây thương tích cho cây lúa, hạn chế bón đạm, tăng cường bón phân Kali cho lúa và dùng giống lúa ít nhiễm bệnh.
Hình 8.28. Bệnh cháy bìa lá
2.2. Bệnh sọc trong (hay lá trong: Bacterial leaf streak): Do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. oryzae translucens gây ra (Hình 2.29).
Bệnh thường xuất hiện trong điều kiện mưa nhiều, ẩm độ cao, bón nhiều phân đạm. Triệu chứng bệnh chỉ hiện diện trên phiến lá. Đốm bệnh ban đầu là những vạch trắng, mộng nước giữa những gân lá dần dần trở nên vàng hay màu cam. Vết bệnh lan dần giữa các gân lá tạo thành những sọc gần như trong suốt. Các sọc nầy liên kết nhau làm cả lá bị đỏ và cháy khô. Khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi, bệnh phát triển mạnh, những giống lúa dễ bị nhiễm bệnh thường bị vàng khắp ruộng. Tuy nhiên, nếu điều kiện thời tiết thay đổi trở nên thuận lợi hơn, thì có thể những lá non mới ra sẽ không bị nhiễm bệnh. Cách phòng ngừa cũng giống như bệnh cháy bìa lá.
Hình 8.29. Bệnh sọc trong (hay lá trong)
Có thể bạn quan tâm
Các quốc gia xuất khẩu cũng đặt ra những tiêu chuẩn riêng cho mục đích thương mại. Mục đích của việc xây dựng các tiêu chuẩn và phân loại gạo
Cách phòng trị hữu hiệu nhất là dùng các giống lúa kháng rầy nâu, làm vệ sinh đồng ruộng để rầy không còn chổ ẩn nấp. Bố trí thời vụ sớm và tập trung để cắt đứt
Rầy bông cũng sống trên lá lúa, kích thước to hơn rầy nâu nhưng nhỏ hơn rầy xanh. Toàn thân rầy bông có màu xám với vệt nâu đậm hình chữ Z trên cánh
Bọ xít đen thường sống ở phần bẹ và gốc lúa. Thành trùng bọ xít đen chích hút nhựa cây lúa làm cây lúa suy yếu dần, lá và bẹ lá khô héo, rồi chết.
Có 4 loại sâu đục thân hại lúa: sâu đục thân màu vàng, màu trắng, màu hồng và sọc nâu. phổ biến nhất là loại sâu đục thân màu vàng và sâu đục thân sọc nâu.