Các nhà máy đường lo lắng khi vào vụ mới
Trong mấy tháng qua, lượng đường bán ra của các nhà máy giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của họ, theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA).
Theo ông Nguyễn Hải, Tổng thư ký VSSA, những tháng qua rơi vào thời kỳ chuẩn bị cho Tết Trung thu, nhưng lượng đường các nhà máy bán ra trong tháng 7 là gần 67.000 tấn, tháng 8 là hơn 89.000 tấn, tháng 9 là hơn 82.500 tấn, trong khi mức tiêu thụ trung bình những tháng này dao động từ 115.000 đến 120.000 tấn.
Như vậy có thể có một lượng đường lớn không do sản xuất trong nước đã tham gia thị trường dịp Tết Trung thu.
Một lý do ảnh hưởng đến lượng đường bán ra của các nhà máy giảm một phần là do thị trường đang sử dụng đường nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan khi Việt Nam cam kết gia nhập WTO, và đường nhập khẩu từ Lào của công ty Hoàng Anh Gia Lai.
Theo Thông tư số 08/TT-BCT ngày 27-5-2015 của Bộ Công Thương, đường của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) chịu thuế suất 2,5% khi nhập về Việt Nam. Tính đến ngày 5-9, đã nhập khẩu 15.323 tấn trong số hạn ngạch 50.000 tấn đã cấp.
Có thể, thời gian tới, HAGL vẫn tiếp tục đưa về Việt Nam khoảng gần 30.000 tấn đường, và điều này sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến các nhà máy đường trong nước.
Ngược lại, xuất khẩu đường của các doanh nghiệp, nhà máy đường cũng không khả quan như mong đợi. Cụ thể, từ cuối tháng 8 cho đến giữa tháng 9, doanh nghiệp không xuất được đường sang Trung Quốc.
Theo số liệu thống kê của VSSA, tính đến ngày 18-9, lượng đường xuất khẩu qua Trung Quốc chưa đến 86.000 tấn trong số 246.400 tấn đường đã được cơ quan quản lý đồng ý cho xuất khẩu.
Trong khi lượng đường bán ra tại các nhà máy giảm thì lượng đường ép được từ vụ mía đang có dấu hiệu tăng hơn so với cùng kỳ.
Đơn cử, tính đến 15-9, nhà máy đường Nước Trong - một trong bốn nhà máy đã bước vào vụ sản xuất - đã sản xuất được 7.500 tấn đường, tăng hơn cùng kỳ năm trước 360 tấn.
Trong tháng 10, toàn bộ các nhà máy đường ở ĐBSCL sẽ vào vụ và lượng đường sản xuất trong tháng này ước đạt trên 40.000 tấn, trong khi tồn kho đến 15-9 còn gần 160.000 tấn.
Ngoài ra, nguồn cung được bổ sung bởi đường nhập khẩu theo cam kết WTO, đường từ Lào và đường lậu.
Giá đường trên thị trường trong tháng 9 dao động từ 13.300 đến 14.300 đồng/kg, còn tại các nhà máy giá thường thấp hơn giá bán buôn trên thị trường khoảng 400 – 500 đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm
Với ưu thế “Cận lộ, cận giang”, nhất là tận dụng dòng sông Lô chảy qua với nhiều loài cá quý hiếm tự nhiên, người dân Thái Hòa (Hàm Yên - Tuyên Quang) đã đánh bắt và chuyển sang nuôi thử nghiệm những giống cá đặc sản, có giá trị kinh tế cao. Giờ thì riêng khoản nuôi cá chiên lồng trên sông Lô đã trở thành “nghề hốt bạc” của nhiều hộ nông dân nơi đây.
Hiện nay, có 5 doanh nghiệp được tỉnh Bạc Liêu cho thuê đất nuôi trồng thủy sản với tổng diện tích 397 ha. Các doanh nghiệp này thuê đất chủ yếu để xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu của mình.
Mặc dù là người làng cá bột nổi tiếng nhưng ông Nguyễn Thế Tự (xóm Táo, Mão Điền, Thuận Thành - Bắc Ninh) lại có đam mê nuôi gà Hồ, giống gà đang được chăm lo bảo tồn. Nhiều năm nay, ông Tự đã trở thành nhà cung cấp gà giống có uy tín trong vùng.
Do chí phí đầu tư thấp, dễ trồng và hiệu quả kinh tế cao nên cây rong sụn đang là đối tượng nuôi trồng được nhiều hộ dân ở phường Cam Phúc Bắc (TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) lựa chọn, góp phần giúp đời sống của người dân ngày càng khấm khá hơn.
Trước tình trạng nghêu chết hàng loạt tại một số địa phương ĐBSCL như Tiền Giang, Bến Tre, Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, Viện Hải dương học Nha Trang và Cục Thú y đã phối hợp với các địa phương điều tra, nguyên nhân được xác định là do nắng nóng, môi trường khắc nghiệt cộng với việc người dân ham lợi nhuận thả nuôi mật độ cao.