Hãy chú ý sự phát triển của sâu năn hại lúa
Trong những năm gần đây, do việc nông dân lạm dụng thuốc hóa học đã dẫn đến nhiều hệ quả như sức khỏe con người bị ảnh hưởng, môi trường ô nhiễm và giảm đi sự đa dạng quần thể sinh vật mà ít ai quan tâm đến. Việc sử dụng thuốc hóa học không đúng có thể giết được sâu bệnh này nhưng lại tạo điều kiện bộc phát loại dịch hại mà trước kia là thứ yếu. Thực tế đã cho thấy trong vụ mùa năm nay sâu năn đã phát triển mạnh và gây hại trên lúa, ở một số xã của huyện Ba Tri. Vì không phải là loại côn trùng gây hại phổ biến trên lúa nên nông dân cũng ít người quan tâm, nhận biết được loài dịch hại này hoặc khi phát hiện thì đã quá muộn để phòng trừ.
Sâu năng lúc trưởng thành. Ảnh: Tác giả
Trong những năm gần đây, do việc nông dân lạm dụng thuốc hóa học đã dẫn đến nhiều hệ quả như sức khỏe con người bị ảnh hưởng, môi trường ô nhiễm và giảm đi sự đa dạng quần thể sinh vật mà ít ai quan tâm đến. Việc sử dụng thuốc hóa học không đúng có thể giết được sâu bệnh này nhưng lại tạo điều kiện bộc phát loại dịch hại mà trước kia là thứ yếu. Thực tế đã cho thấy trong vụ mùa năm nay sâu năn đã phát triển mạnh và gây hại trên lúa, ở một số xã của huyện Ba Tri. Vì không phải là loại côn trùng gây hại phổ biến trên lúa nên nông dân cũng ít người quan tâm, nhận biết được loài dịch hại này hoặc khi phát hiện thì đã quá muộn để phòng trừ.
Sâu năn ( hay còn gọi là muỗi hành) thuộc Bộ hai cánh Diptera, họ sâu năn Cecidomydae. Thành trùng của sâu năn là một loài muỗi nhỏ, dài khoảng 3-5mm, màu nâu vàng hoặc hồng nhạt, có kích thước bằng con muỗi thường nhưng con cái có bụng màu đỏ lợt.
Thành trùng hoạt động ban đêm. Trứng thường đẻ mặt dưới của phiến lá, đôi khi chúng đẻ trên bẹ lá. Sâu non giống như con dòi, mình dẹt, màu trắng sữa, dài khoảng 4-5mm. Trong mùa nắng chúng sống tiềm sinh trong lúa mạ hay cỏ ở dạng sắp hóa nhộng. Thành trùng hoạt động trở lại vào đầu mùa mưa. Muỗi trưởng thành hoạt động ban đêm, bị bẩy đèn thu hút mạnh, sức bay yếu nên phân bố thường có tính khu vực. Con cái đẻ trứng riêng lẻ hoặc từng nhóm 3-4 trứng. Sâu non sau khi nở có một thời gian ngắn khoảng 1-2 ngày sống trong nước ( không có nước trong vòng 24 giờ sâu sẽ chết), sau đó chui qua bẹ lá lúa đục vào điểm sinh trưởng của tép lúa làm cho lá lúa mới mọc ra bị cuốn tròn lại như lá hành, sâu non sống trong đó. Khi sắp hóa nhộng sâu non bò lên ngọn lá hành đục một lổ nhỏ và một phần thân nhộng nằm qua lổ để hóa muỗi. Khi sâu non mới xâm nhập vào điểm sinh trưởng làm gốc dảnh lúa tròn và to lên ( ở giai đoạn mạ dùng hai ngón tay sờ sẽ thấy). Khi lá hành chưa vươn ra ngoài, còn ở trong thân lúa làm thân lúa phình lên rõ rệt. Ống hành thường xuất hiện trong vòng 7-10 ngày sau khi sâu non xâm nhập vào điểm sinh trưởng
Triệu chứng điển hình là một ống tròn tương tự như lá hành, có màu xanh nhạt, phía đầu lá hành được bịt kín bằng một nút cứng do mô lá tạo thành. nên đôi khi còn gọi là sâu ống hành. Nó còn được gọi là đọt biếc do có màu lợt và óng ánh. Ống tròn có thể dài bằng lá hoặc có thể ngắn, không khó phát hiện. Chồi có lá hành thì không cho bông nhưng có thể mọc chồi mới để bù lại số chồi bị hại. Khi bông đã tượng hình thì ấu trùng của muỗi hành không gây hại được nữa. Ấu trùng ăn tại điểm sinh trưởng làm cho đọt phát triển thành ống. Ấu trùng làm nhộng trong ống. Thành trùng chui ra đầu ống, chỉ để lại vỏ nhộng.
Sâu năn phát triển thích hợp trong điều kiện thời tiết tương đối ẩm, có mưa và trời ít nắng. Sâu chỉ phá hại lúa ở giai đoạn trước khi có đòng. Mức độ kháng hoặc nhiễm của các giống lúa với sâu năn cũng khác nhau
Biện pháp phòng trừ:
- Diệt trừ cỏ dại quanh ruộng.
- Gieo cấy thời vụ đồng loạt trên một cánh đồng;
- Nên thay nước ruộng nhất là khi phát hiện trên ruộng có dảnh lúa bị hại.
- Bón phân cân đối, theo đúng thời kỳ để lúa đẻ nhánh tập trung.
Cần thăm đồng thường xuyên phát hiện sớm phòng trừ mới có hiệu quả. Ở những vùng hàng năm thường bị sâu năn có thể rãi thuốc sâu dạng hạt như ViBasu 10H, Diaphos 10G, Regent 0.3G,…phun thuốc nước thường rất ít hiệu quả, đặc biệt không sử dụng thuốc khi thấy ống hành đã nhiều vì lúc đó sâu đã hóa muỗi
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay lúa Hè Thu của tỉnh Bến Tre đang giai đoạn làm đòng sắp trổ. Tình hình sâu bệnh diễn biến khá phức tạp.
Chỉ một vài vụ gần đây, bọ xít đen đã phát triển gây hại cục bộ ở một số vùng lúa với mật số rất cao, làm thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất lúa
Nhện gié (nhện rám bẹ hay nhện cạo gió) là đối tượng mới gây hại trên lúa, ngày càng có chiều hướng gia tăng mạnh trong những năm gần đây