Nuôi cá rô phi mùa lạnh bằng chiết xuất keo ong
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện, bổ sung keo ong theo tỷ lệ 4 g/kg vào khẩu phần ăn của cá sẽ giúp cá đạt lệ sống tốt nhất. Cả tăng trọng (WG) và tỷ lệ tăng trọng riêng (SGW) của cá đều được cải thiện cùng lúc khi lượng chiết xuất keo ong được bổ sung vào thức ăn tăng lên.
Tiếp cận dinh dưỡng
Một nhóm nghiên cứu thuộc Viện Hải dương học và Thủy sản quốc gia (NIOF), Đại học Benha, Đại học Cairo tại Ai Cập cùng Đại học Arizona tại Mỹ đã khám phá cách sử dụng chiết xuất keo ong trong thức ăn của cá rô phi sông Nile sống trong điều kiện môi trường lạnh. Mục tiêu, xác nhận mức độ sử dụng chiết xuất keo ong để có thể giảm thiểu sốc nhiệt về mùa đông bằng cách cải thiện dinh dưỡng, chỉ số huyết học, chỉ số sinh hóa máu và biểu hiện gen chọn lọc chỉ thị (Δ 9D) và tỷ lệ sống của cá rô phi non.
Chiết xuất keo ong cũng đã cải thiện tỷ lệ biến đổi thức ăn và tạo những thay đổi tích cực về chỉ số hemoglobin, số lượng tế bào hồng cầu, hematocrit, triglyceride, potassium và cholestreol khi tăng hàm lượng bổ sung chiết xuất keo ong trong thức ăn. Tuy nhiên, chỉ số men gan (aspartate aminotransferase), enzyme nội bào lactate dehydrogenase, enzyme alkaline phosphatase, cortisol huyết thanh và glucose đã giảm khi tăng chiết xuất keo ong trong khẩu phần ăn. Biểu hiện của gen Δ 9D cũng được nâng cấp suốt giai đoạn cá rô phi sống trong điều kiện lạnh khi tăng lượng keo ong trong thức ăn.
Thách thức khi nuôi cá mùa lạnh
Cá bỏ ăn khi nhiệt độ hạ xuống dưới 200C, từ đó hiệu suất tăng trưởng cũng bị tác động theo. Những nhà nghiên cứu cho biết, các loại cá rô phi sông Nile có xuất xứ nhiệt đới, hoặc cận nhiệt đới không thể phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ dưới 160C và sẽ chết sau vài ngày dưới 100C. Do đó, tìm ra biện pháp giữ ấm cho cá giống suốt giai đoạn mùa lạnh để đến khi chuyển sang ao nuôi tăng trưởng,cá vẫn phát triển tốt và đạt cỡ thương phẩm vào cuối mùa hè là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng.
Tại sao cần bổ sung keo ong?
Có rất ít thông tin và công nghệ hỗ trợ nuôi cá rô phi ở vùng cận nhiệt đới - nơi nhiệt độ nước luôn biến đổi bất thường. Thức ăn và các phụ gia thức ăn là một cách để quản lý mức độ sốc nhiệt của cá suốt giai đoạn mùa lạnh. Các phương pháp trước đây đã được thực hiện để hỗ trợ cá rô phi sông Nile sinh trưởng tốt trong mùa lạnh như đào ao sâu hơn và sử dụng công nghệ biofloc; tuy nhiên, rất ít nghiên cứu về cách giữ ấm cho cá bằng dinh dưỡng.
Các loài cá khác, như cá tráp đã phản ứng tích cực trước những khẩu phần ăn năng lượng cao trước khi bước sang mùa đông lạnh giá. Còn cá giò lại tăng trưởng tốt và trao đổi chất hiệu quả hơn suốt mùa lạnh khi được cho ăn bổ sung axit béo không bão hòa đa. Cá tráp đã cải thiện tình trạng miễn dịch suốt mùa đông khi được cho ăn bổ sung Vitamin C, Vitamin E, Choline, Inositol, khoáng chất, hàm lượng cao hơn các loại axit béo không bão hòa và phospholipid.
Các sản phẩm từ tổ ong được coi là một chất kích thích miễn dịch không đặc hiệu, chi phí khá hợp lý lại ít tác động lên môi trường; trong đó, keo ong cung cấp hơn 200 hoạt chất mang hoạt tính sinh học. Keo ong chống lại các vi khuẩn, virus gram âm, nấm mốc, ký sinh trùng, tác nhân ôxy hóa, viêm nhiễm và hoạt động như một chất điều chỉnh miễn dịch. Keo ong cũng đã được sử dụng để cải thiện hiệu suất tăng trưởng của cá rô phi sông Nile khi được bổ sung theo liều lượng 10 g/kg và ở cá hồi vân theo tỷ lệ 2 g và 4 g/kg. Tuy nhiên, tỷ lệ bổ sung keo ong tối ưu nhất là 4 g/kg bởi các kết quả thử nghiệm cho thấy tỷ lệ này giúp cá đạt các chỉ số tăng trưởng và tỷ lệ sống tối đa
Có thể bạn quan tâm
Virus TiLV gây bệnh ở các loài cá rô phi nuôi. Tỷ lệ chết trong các ổ dịch tự nhiên khoảng 9 - 90%; bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu tập trung ở cá
Theo các nhà nghiên cứu tại Brazil, tinh dầu húng quế có thể cải thiện tăng trưởng, chức năng đường ruột và hiệu suất nuôi cá rô phi sông Nile giai đoạn còn non
Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện nguyên nhân mới gây ra dịch bệnh cá rô phi chết hàng loạt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành sản xuất