Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá trê

Cá trê rồng, sản phẩm đột biến tự nhiên

Cá trê rồng, sản phẩm đột biến tự nhiên
Tác giả: M.T
Ngày đăng: 19/11/2018

Vừa qua, anh Nguyễn Văn Tiến đi chợ Tuyên Quang. Vừa tới đầu chợ, anh thấy nhiều người túm tụm bàn cãi về một con cá trê lạ tại khu bán cá.

Một con cá trê vừa tuột khỏi bịch nylon và đang giãy giụa trên sàn chợ, có bộ râu 8 cọng (2 râu lớn, 6 râu nhỏ), đầu, mình giống như những con cá trê bình thường nhưng bộ vây đuôi dài đến 3 - 4 lần bình thường. Thân cá có màu đen nhạt, bộ vây đuôi của cá có màu hồng, bắt đầu từ phần gắn với thân mình, đậm dần, lan về cuối. Đường riềm vây đuôi mềm mại và nhiều nếp gấp, rất đẹp (xem hình). 

Theo người dân, con cá trê này là độc nhất vô nhị, chưa ai trong tỉnh này nhìn thấy một con cá trê nào đẹp như vậy. Con cá này do một người dân thả lưới dưới suối vào lúc sáng sớm. Ngay sau khi vướng lưới, cá may mắn được vớt lên liền nên nó khỏe mạnh và không có dấu tích bị thương. Con cá này ước nặng trên dưới 1 kg, không được đặt lên bàn cân, nó được định giá mão như một món hàng đặc biệt. Anh Tiến rất muốn mua con cá trê lạ nhưng trước đó nó đã được một người chơi cá cảnh trả cho người chủ con cá quý số tiền gấp hàng chục lần loại cá trê vàng ngon nhất tại chợ này. Ông ta nói mua “cá trê rồng” về để thả vào hòn non bộ để nhiều người được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó. 

Trước đó không lâu, vào ngày 18/7/2017, tại xã Mai Phụ (Lộc Hà, Hà Tĩnh) anh Lê Văn Ái câu được con cá trê màu hồng phấn tại mương nước công cộng. Con cá trê anh Ái bắt được dài 

65 cm, nặng 1,8 kg. Mọi đặc điểm về hình dáng, hình thù từ râu, đầu, mình, vây đuôi giống như các loại cá trê thông thường, duy nhất một điểm khác lạ là con cá này có màu hồng phấn 100%. Nó cũng được dư luận liệt vào những cá thể bị đột biến cấu trúc gen.  

Theo các chuyên gia thủy sản, con cá trê nói trên nhiều khả năng bị đột biến cấu trúc gen trong quá trình sinh trưởng, khó nói là con lai và không phải là sinh vật lạ ngoại lai (du nhập từ nước ngoài). TS. Võ Châu Tuấn, trưởng khoa sinh và môi trường, Đại học sư phạm Đà Nẵng cho  rằng, những con cá trê có màu sắc hoặc tình trạng cơ thể thay đổi có thể là do đột biến gen để thích nghi với môi trường sống tự nhiên.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Nuôi Cá Trê - Phần 1 Kỹ Thuật Nuôi Cá Trê - Phần 1

Cá trê dễ nuôi, sinh trưởng nhanh, có thể nuôi trong bể, ao nhỏ vài chục mét vuông đến ao rộng vài trăm mét vuông, nuôi đơn, nuôi ghép đều được.

25/08/2016
Kỹ Thuật Nuôi Cá Trê - Phần 2 Kỹ Thuật Nuôi Cá Trê - Phần 2

Kỹ Thuật Nuôi Cá Trê - Phần 2

25/08/2016
25/08/2016
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.