Cá Tra Nguyên Liệu Có Xu Hướng Tăng Giá
Ông Nguyễn Văn Đời, nông dân nuôi cá tra ở ấp Tân An, xã Tân Phong, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) cho biết, sau thời gian dài nằm ở mức dưới giá thành sản xuất, tuần qua giá cá tra đã tăng thêm 1.000 đồng/kg giúp nông dân nuôi cá vượt qua ngưỡng thua lỗ, bắt đầu có lời.
Hiện nay, cá tra đủ tiêu chuẩn xuất khẩu loại I (thịt trắng, trọng lượng 700 - 850 gam/con) được các doanh nghiệp thu mua tại ao với giá 23.000 - 23.500 đồng/kg (trả tiền sau 1 tháng bắt cá), cá tra chất lượng kém được thu mua với giá thấp hơn 500 - 1.000 đồng/kg.
Theo nhiều nông dân nuôi cá tra ở huyện, đây là mức giá cá tra cao nhất từ đầu năm đến nay được thương lái thu mua. Trước đây gần 2 tháng, có một số thông tin giá cá tra ở một số địa phương thuộc các tỉnh lân cận đã vượt lên mức 24.000 - 24.500 đồng/kg, tuy nhiên, ở huyện chưa có hộ nuôi nào bán được với giá đó mà bán phổ biến ở mức 21.000 - 22.000 đồng/kg.
Theo Chi cục Thủy sản Tiền Giang, hiện nay, giá thành nuôi cá tra bao gồm các chi phí: con giống, thức ăn, hóa chất, thuốc thú y, nhân công,... dao động từ 22.000 - 23.000 đồng (tùy kỹ thuật nuôi), sau khi trừ chi phí nông dân còn lãi 500 - 1.500 đồng/kg. Bình quân mỗi hecta nuôi cá tra ở địa phương này đạt năng suất khoảng 300 tấn/ha, do vậy nếu nông dân thu hoạch cá thời điểm này có thể có lợi nhuận 150 - 450 triệu đồng/ha.
Dù giá cá đã tăng trở lại, nhưng do giá dưới giá thành sản xuất một thời gian dài nên hiện nay gần như các hộ nuôi nhỏ lẻ không có cá để bán. Nguyên nhân là do thua lỗ trong những vụ nuôi trước nên hầu như nông dân nuôi cá thiếu vốn sản xuất. Quan trọng hơn là do giá cá bấp bênh, giá bán cá thấp hơn chi phí nuôi cá nên phần lớn diện tích nuôi cá của nông dân nuôi riêng lẻ phải bỏ ao hay nuôi cầm chừng. Do đó, hoạt động nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh hiện nay chủ yếu diễn ra tại vùng nuôi cá nguyên liệu của doanh nghiệp chế biến xuất khẩu.
Theo số liệu thống kê, tổng diện tích ao nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh hiện nay khoảng 130 ha. Thời điểm này, diện tích thả nuôi cá tra của doanh nghiệp có nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu là 48,7 ha, chiếm 54,4% tổng diện tích cá tra thả nuôi toàn tỉnh; doanh nghiệp không có nhà máy chế biến là 7,6 ha, chiếm 8,5%; hộ gia đình là 27,7 ha, chiếm 31%; hợp tác xã là 5,5 ha, chiếm 6,1%.
Có thể bạn quan tâm
Các hộ chăn nuôi được hỗ trợ toàn bộ kinh phí để thực hiện phối giống cho heo nái, với đơn giá tối đa là 80.000 đồng/liều tinh. Mức hỗ trợ không quá 2 liều tinh cho 1 lần phối giống và không quá 5 liều tinh cho 1 heo nái/năm.
Dự án này do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Hải Phòng thực hiện từ nay đến giữa năm 2016. Đây là lần đầu tiên công nghệ laser san phẳng mặt ruộng được ứng dụng tại Hải Phòng.
Khi tiếp cận với những thủ tục vay vốn đóng mới tàu cá do gặp quá nhiều vướng mắc khiến nhiều ngư dân dù đã được UBND tỉnh Bình Định phê duyệt danh sách đủ kiện vay vốn nhưng đã xin rút không tham gia nữa...
Cam đường Canh được trồng phổ biến ở nhiều vùng đất bãi ven sông ở Hà Nội. Nhìn chung, cây sinh trưởng khỏe, cao 3 - 3,5 m; ra hoa tháng 2 - 3, thu hoạch tháng 11 - 12.
Nuôi tôm thâm canh (còn gọi nuôi công nghiệp) đang phát triển mạnh tại Cà Mau. Trước lợi nhuận mô hình có thể mang lại, nhiều hộ tự ý xé rào nuôi tôm ngoài quy hoạch dẫn đến nhiều hệ lụy.