Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cá Tra Đi Vào Nhu Cầu Của Thị Trường

Cá Tra Đi Vào Nhu Cầu Của Thị Trường
Ngày đăng: 04/11/2011

Giá cá tra ở ĐBSCL sau ba tháng giảm, một tháng cầm cự, từ đầu tháng 10/2011 tiếp tục tăng mạnh lên 27.000 đồng/kg cá loại 1 và các nhà máy chế biến xuất khẩu lại trở nên sôi động.

Phó chủ tịch VASEP Dương Ngọc Minh cho biết, 9 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu cá tra đã vượt 1,2 tỷ USD. Trong quý 4/2011 đạt thêm khoảng 300 triệu USD, ước tính cả năm vượt mức 1,5 tỷ USD. Như thế, xuất khẩu cá tra tiếp một năm thành công dù trải qua nhiều thăng trầm.

Rõ nhất của ngành sản xuất và kinh doanh cá tra năm 2011 là phải đối mặt với tình trạng biến động nguyên liệu thường xuyên. Tuy nhiên, sự biến động có vẻ khớp với năm 2010 là đầu năm tăng liên tục, cuối quý 2 giảm cho đến đầu quý 3 và tiếp theo lại tăng. Dường như đã lộ ra một quy luật nào đó. Qua biến động, việc xây dựng vùng nguyên liệu tập trung và ổn định, đảm bảo quản lý tốt chất lượng, giảm chi phí đầu vào đã được các doanh nghiệp nỗ lực đầu tư.

Nhiều doanh nghiệp lớn đã có vùng nuôi quy mô. Theo Sở Công thương thành phố Cần Thơ, trong 9 tháng năm 2011, xuất khẩu thủy sản đạt trên 305,1 triệu USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 35,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thành phố. Trong đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đã chủ động được 40 - 60% nguyên liệu chế biến cho nhà máy.

Khó khăn từ những rào cản thương mại, kỹ thuật ở các nước nhập khẩu cũng là trở ngại lớn mà doanh nghiệp phải đối mặt. Và đây cũng là những khó khăn tất yếu mà sản xuất và kinh doanh cá tra Việt Nam phải vượt qua, khi đã chiếm thị phần lớn trên nhiều nơi, lấn sân nhiều sản phẩm khác. Việc xử lý trục trặc với một số thị trường để vượt qua các rào cản khá thành công chứng tỏ sự trưởng thành.

Theo lãnh đạo một công ty xuất khẩu thủy sản ở Khu công nghiệp Trà Nóc 2, Cần Thơ, hiện công ty có 2 xưởng sản xuất cá tra fillet, công suất thiết kế 80 tấn sản phẩm/ngày, nhưng chỉ vận hành 50% công suất. Mặc dù đơn vị đã tập trung đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu 40 ha tại Cần Thơ và Hậu Giang phục vụ nhà máy chế biến, nhằm quản lý tốt đầu vào - đầu ra, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường xuất khẩu không chỉ có vùng nguyên liệu là đủ mà còn thực hiện rất nhiều việc khác. Đó là chất lượng hàng hóa và thị trường.

Có một nghịch lý, khi giá cá tra hạ, người nuôi kêu khó bán nhưng doanh nghiệp chế biến lại hoạt động cầm chừng, thậm chí kêu thiếu nguyên liệu. Đó là hậu quả của việc sản xuất và kinh doanh chưa xuất phát từ thị trường, nhất là chưa gặp nhau giữa doanh nghiệp chế biến xuất khẩu với người nuôi. Tại cuộc họp sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL do Bộ NN&PTNT tổ chức ở Cần Thơ cuối tháng 7/2011, trong khi người nuôi kêu khó bán cá tra và còn tồn đọng nhiều thì đại diện VASEP lại nói, đang thiếu nguyên liệu. Đại diện VASEP khẳng định, nếu cá kích cỡ 0,75 kg/con, thịt trắng thì có bao nhiêu mua hết bấy nhiêu. Còn tồn đọng là cá không đạt tiêu chuẩn và quá lứa.

Con cá tra có thịt trắng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường khó tính phải được nuôi bằng thức ăn công nghiệp đủ chuẩn với quy trình kỹ thuật chặt chẽ. Điều này chỉ đạt được bằng phương thức nuôi công nghiệp, được đầu tư lớn; không thể nuôi kiểu "tăng gia cải thiện" của phong trào "xóa đói giảm nghèo". Lại còn kích cỡ cá tra mỗi thị trường yêu cầu có khác nhau. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám chủ trì hội nghị khi đó đã yêu cầu cơ quan chuyên môn nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của việc nuôi cá tra, với kích cỡ nào đạt được cao nhất và theo quy trình kỹ thuật như thế nào, để khuyến cáo người nuôi. Nghĩa là nuôi theo quy hoạch và kế hoạch, gắn kết chặt chẽ với chế biến xuất khẩu để chủ động đáp ứng nhu cầu của từng thị trường.

Nuôi cá tra ngày càng đòi hỏi phải nguồn vốn lớn, trong khi sản xuất gặp nhiều rủi ro vì phụ thuộc phần lớn vào thị trường xuất khẩu, đã có tác động tích cực thúc đẩy ngành kinh tế quan trọng này thoát nhanh khỏi tính tự phát. Mấy năm nay, lãnh đạo VASEP luôn đề nghị quy hoạch nuôi cá tra dừng lại ở mức dưới 1 triệu tấn/năm, để tăng chất lượng, tăng giá trị, chủ động hơn trên thị trường và năm 2011 kinh tế thế giới còn suy thoái mà xuất khẩu cá tra vẫn tiến triển có thể thấy sư đúng đắn của hướng đi.

Phó chủ tịch VASEP Dương Ngọc Minh cho biết, từ đầu tháng 9, nhiều nhà nhập khẩu ở thị trường châu Âu đã sang Việt Nam đặt hàng cá tra. Hầu hết, các nhà đặt hàng yêu cầu cá tra loại 0,85 kg/con. Dù còn nhiều khó khăn, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu vẫn đáp ứng, chứng tỏ sản xuất và kinh doanh cá tra Việt Nam đã rất năng động.


Có thể bạn quan tâm

Chăm Sóc Khai Thác Dừa Nước Nam Bộ Chăm Sóc Khai Thác Dừa Nước Nam Bộ

Khai thác dừa nước là một truyền thống lâu đời ở Đông Nam Á khi mà một bộ phận khá lớn cư dân các vùng duyên hải Tây Thái Bình Dương lấy nước dừa làm nguồn thu nhập chính. Ở Philippines, 93% cồn và rượu được sản xuất chủ yếu từ dừa nước trong năm 1910, sản lượng lúc đó đã lên đến 90.000 lít (Gibbs, 1911). Giấm dừa nước là nguyên liệu tuyệt vời chế biến các món ăn hấp dẫn nơi các nhà hàng Thái Lan và Philippines

13/07/2012
Quý I Thu Hoạch 3.000 Tấn Ngao, Thả 135 Triệu Tôm Sú Giống Quý I Thu Hoạch 3.000 Tấn Ngao, Thả 135 Triệu Tôm Sú Giống

Năm 2012, Tiền Hải (Thái Bình) tổ chức nuôi trồng thủy - hải sản trên tổng diện tích 4.333 ha. Thực hiện kế hoạch của UBND huyện, trong quý I các địa phương đã chuẩn bị tốt cho vụ nuôi trồng, tiến hành nạo vét kênh mương, cải tạo toàn bộ diện tích ao đầm, lấy nước và đảm bảo cung ứng đủ giống cho người nuôi đúng thời vụ.

20/04/2012
Trồng Lạc Thu Đông Để Làm Giống Trồng Lạc Thu Đông Để Làm Giống

Tuy nhiên, do phải bảo quản giống với thời gian dài (6-7 tháng), mặt khác hạt giống lạc lại có hàm lượng dầu cao dễ biến chất làm mất sức nẩy mầm dẫn đến nhiều khi thiếu giống, ảnh hưởng lớn đến kế hoạch gieo trồng lạc xuân hàng năm. Từ kết quả đề tài "Nghiên cứu phát triển vụ lạc thu đông với các tỉnh phía Bắc" của Viện KHKTNN Việt Nam đến nay nhiều địa phương đã áp dụng thành công TBKT này nhằm chủ động cung cấp đủ giống lạc cho vụ lạc xuân.

17/07/2012
Trở Thành Tỉ Phú Từ Nuôi Tôm Hùm Trở Thành Tỉ Phú Từ Nuôi Tôm Hùm

Con tôm hùm nuôi ở Phú Yên đã góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về tự nhiên đầm, vịnh, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho hàng ngàn lao động tại địa phương. Nhiều hộ ngư dân đổi đời nhờ nuôi tôm hùm, và tiêu biểu một trong số đó phải kể đến ông Nguyễn Thành Nhơn ở thôn Từ Nham, xã Xuân Thịnh (TX Sông Cầu).

20/04/2012
Khá Lên Từ Nuôi Tôm Công Nghiệp Khá Lên Từ Nuôi Tôm Công Nghiệp

Ông Nguyễn Văn Út, hội viên nông dân ấp Tân Phú, xã Tân Trung, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau nhiều năm liền được công nhận là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện. Ông còn được mọi người nể phục bởi đức tính cần cù, ham học hỏi, chịu khó để vươn lên.

20/07/2012