Cá Rô Phi Con Ăn Lẫn Nhau?

Cá bột rô phi khi mới ra khỏi bụng mẹ thường bơi quanh bờ ao nơi nước nông và ấm. Giai đoạn đầu chúng ăn động vật phù du, sau đó chuyển sang ăn thực vật, các loại ấu trùng thực vật trong nước và ở đáy ao.
Từ giai đoạn cá bột lên cá giống, cá rô phi lớn rất nhanh. Sau một tháng tuổi chúng có thể đạt tới 2g hay 3g và chỉ sau 2 tháng tuổi cá có thể đạt tới 10-12g. Cá rô phi cỡ 1g có thể bắt cá bột ăn.
Nếu trong cùng một ao thì cá đẻ lứa trước quay trở lại ăn cá bột đẻ lứa sau là điều tất yếu xảy ra. Tập tính đẻ tự nhiên nhiều lần gây ra mật độ dầy trong ao nuôi không có nghĩa là việc sản xuất cá rô phi giống đơn giản và dễ dàng thu được số lượng lớn cá giống cùng cỡ.
Thực tế là cá rô phi tuy đẻ nhiều lần nhưng một cá cái trong mỗi lứa đẻ chỉ cho được vài nghìn con cá bột trong điều kiện hoàn toàn không có địch hại; trong khi đó một cá mè hoặc cá trôi cái có thể cho hàng chục vạn con cá bột. Thêm vào đó lại ăn thịt lẫn nhau sẽ xảy ra nếu dùng ao đất là ao cho cá đẻ đồng thời cũng là ao ươm cá hương và cá giống.
Related news

Công ty nuôi và dịch vụ thủy sản thàng phố Hồ Chí Minh cũng đã áp dụng biện pháp công ngệ sản xuất của học Viện công nghệ châu á (AIT) đạt tỷ lệ cá đực 95 – 96,7% tổng đàn. Ngoài cá rô phi vằn dòng Đài Loan, công ty còn nhập thêm rô phi vằn dòng thái lan (trắng sọc) và rô phi vằn dòng đỏ Malaixia.

Cá rô phi vằn có thể sinh trưởng và phát triển ở cả môi trường nước ngọt, lợ, mặn. Tuy cá rô phi vằn có thể sinh sống một thời gian ngắn ở ở nước biển có độ mặn tới 32%, nhưng loài này vẫn là loài hẹp muối hơn những loài cá rô phi khác.

Vùng đồng ruộng nuôi xen canh rô phi cũng phải đào mương, ao khoảng 18 đến 20% diện tích cấy lúa làm nơi trú ẩn cho cá. Mương, ao phải được tát cạn, tẩy dọn, rắc vôi bón lót như trên, để đầu vụ xuân thả cá vào nuôi trước khi cấy lúa.

Việc rút ngắn thời gian nuôi cá thịt, cá đạt qui cỡ thương phẩm lớn là điều mong muốn của bất kỳ người nuôi cá nào. Có nhiều biện pháp để đạt được điều này, trong đó thả cá giống cỡ lớn là rất quan trọng.

Ao hồ là môi trường sống thuận lợi của các loài thuỷ sinh vật làm thức ăn cho cá. Các loài cá nuôi của ta ăn những loài thức ăn khác nhau: cá mè trắng ăn tảo; cá mè hoa ăn động vật phù du; cá trắm cỏ, cá bống ăn rong, bèo cỏ; cá trôi ăn tảo và những mùn bã hữu cơ ở đáy… vì vậy thả nuôi ghép nhiều loài cá có tính ăn khác nhau trong cùng một ao sẽ tận dụng hết nguồn thức ăn tự nhiên trong nước, nhờ thế sẽ làm tăng năng suất cá nuôi.