Cà phê rớt giá do biến động tiền tệ cần liên kết để vượt qua khó khăn
Xuất khẩu giảm
Thông thường, đầu mỗi niên vụ, giá cà phê sẽ ở mức thấp do nguồn cung tăng và cuối vụ giá tăng cao do khan hiếm hàng nhưng niên vụ 2014 – 2015 giá cà phê lại đạt đỉnh ở đầu vụ và sau đó đi xuống nhanh chóng.
Từ tháng 3, mức giá cà phê nội địa trung bình chỉ đạt 38 triệu đồng/tấn, sang tháng 7 chỉ còn 36,6 triệu đồng/tấn và xuống mức chạm đáy 34,5 triệu đồng/tấn vào những ngày cuối niên vụ khiến nông dân, giới đầu cơ và doanh nghiệp (DN) gặp khó.
Gia đình ông Phan Hữu Hùng, phường Ea Tam, TP. Buôn Ma Thuột có 0,5 ha cà phê cho biết, cà phê không phải là thu nhập chính nên gia đình thường tạm trữ chờ giá lên vào cuối niên vụ để bán, nhưng năm nay cà phê luôn ở mức thấp nếu bán sẽ lỗ nên đến nay gia đình vẫn chưa bán được.
Còn phần lớn các hộ dân khác đã bán cà phê để bù đắp chi phí tưới nước, phân bón, công chăm sóc…
Tương tự, các DN xuất khẩu cà phê cũng gặp không ít khó khăn do diễn biến bất thường của thị trường tiêu thụ.
Đặc biệt, các DN chỉ dựa vào nguồn cung thu mua trong dân mà không có cà phê liên kết gặp rất nhiều khó khăn do phải thu mua cà phê ngay từ đầu vụ (vì nghĩ là giá rẻ) để trữ hàng, nhưng năm nay giá cuối vụ lại thấp khiến DN vừa phải bù lỗ lại phải bù đắp thêm lãi suất ngân hàng.
Cán bộ Sở NN – PTNT kiểm tra thực địa vườn cà phê theo mô hình p
hát triển bền vững của Công ty TNHH MTV Cà phê Thắng Lợi.
Cùng với đó, giá cà phê niên vụ 2014 – 2015 cũng không tăng giảm theo quy luật cung cầu mà chịu sự chi phối của tỷ giá hối đoái của đồng USD và nội tệ của các nước sản xuất cà phê.
Cụ thể, cuối tháng 8, giá cà phê chao đảo vì đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc bị phá giá thì tháng 9, giá cà phê thế giới tiếp tục đà giảm mạnh và chạm đáy với mức 34,5 triệu đồng/tấn vì sự mất giá kỷ lục đồng Real (so với USD) của Brazil.
Sự mất giá đồng nội tệ của các nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới như Brazil, Việt Nam, Indonesia, Colombia và sự tăng giá mạnh mẽ của USD so với các đồng tiền khác là nguyên nhân chính khiến giá cà phê giảm sâu, dai dẳng trong niên vụ qua.
Theo thống kê của tổ chức cà phê quốc tế (ICO), lượng xuất khẩu cà phê 9 tháng đầu niên vụ 2014 – 2015 của toàn thế giới chỉ đạt 82,5 triệu bao, giảm 4,3% so với cùng kỳ, trong đó Brazil 27,37 triệu bao (tăng 3,2 %), Colombia 8,92 triệu bao (tăng 8,2%), Indonexia 4 triệu bao (giảm 25,6%), Việt Nam 15,3 triệu bao (giảm 16,8%)…
Cần liên kết để vượt qua khó khăn
Theo phân tích của các chuyên gia, lượng cà phê tiêu thụ trên thế giới từ năm 2011 – 2014 tăng trung bình 2,3%; cụ thể, các nước xuất khẩu tăng khoảng 2,5%, thị trường truyền thống 1,5%, thị trường mới nổi 4,9%.
Dự báo, nhu cầu cà phê thế giới trong niên vụ mới tăng khoảng 2% và không ngừng tăng trong tương lai khi cà phê ngày càng được giới trẻ ưa chuộng.
Trong khi đó, lượng cà phê tồn kho trên thế giới ngày càng giảm, sản lượng cà phê niên vụ tới cũng giảm do tác động chung của biến đổi khí hậu nên nguồn cung giảm là điều tất yếu.
Tuy nhiên tình hình giá cà phê thế giới vẫn đang nằm trong khu vực thấp, đáng báo động, do đó nông dân và DN sản xuất cà phê trong nước nói chung, Đắk Lắk nói riêng cần phải liên kết để xuất khẩu hàng hóa.
Bởi, giá cà phê nhân xô thấp nhưng sản phẩm cà phê chế biến của các nhà rang xay vẫn ở mức cao khiến lợi nhuận của nguời sản xuất ngày càng co lại.
Hạn hán khắc nghiệt khiến vườn cà phê của một nông dân xã Cư Êbur, TP. Buôn Ma Thuột bị giảm năng suất.
Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) phân tích, cà phê là mặt hàng lớn thứ 2 trên thị trường thế giới, biên độ dao động rộng, thấp nhất là 400 USD và cao nhất lên đến 4.000 USD.
Tại Tây Nguyên, chỉ sau một đêm giá cà phê có thể chênh lệch đến 1 triệu đồng/tấn, do đó người dân cần phải chủ động nắm bắt thông tin, tìm hiểu thị trường để xuất bán hàng hóa kịp thời.
Đặc biệt, bà con cần chủ động tái canh theo hình thức cuốn chiếu để bảo đảm thu nhập và sản lượng những năm tiếp theo; chăm sóc vườn cây theo hướng bền vững vừa bảo vệ vườn cây, vừa nâng cao giá trị cà phê nhân, tạo thế chủ động cho mình trên thị trường…
Cách đây 2 năm, găm hàng cà phê chờ giá là công việc đơn giản để gia tăng lợi nhuận cho nguời trồng nhưng niên vụ vừa qua cho thấy, việc găm hàng chờ giá lên không còn thích hợp nữa bởi sự găm hàng của các hộ dân đẩy các DN xuất khẩu bị động trước các hợp đồng giao dịch. Trên thị trường nội địa đã xuất hiện tình trạng tranh mua, tranh bán do sự cạnh tranh giữa các DN trong nuớc.
Do vậy, giữa DN và người dân, DN với DN cần có sự liên kết, chia sẻ lợi ích với nhau để chủ động nguồn hàng, củng cố lợi thế trên sân nhà trước khi giao dịch với các đối tác quốc tế.
Có thể bạn quan tâm
Bên cạnh các loại cây hoa màu chủ lực khác, những năm gần đây cây cà tím Nhật Bản được nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk lựa chọn bởi chi phí đầu tư thấp nhưng hiệu quả kinh tế khá cao, góp phần tăng thêm nguồn thu nhập đáng kể…
Trong thời gian gần đây, bệnh trên cây mì liên tục xảy ra, nên hầu hết người trồng khoai mì trên địa bàn xã chọn phương án trồng cây tràm ghép cao sản để cải tạo đất, tăng năng suất và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, thương lái mua tại đám từ 60 triệu đến 65 triệu đồng/ha. Trong khi đó, nếu chỉ trồng khoai mì, 1ha đất chỉ đạt hơn 20 triệu đồng.
Gia đình bà Nguyễn Thị Trang, thôn Vạn Ty, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình (Bắc Ninh) trồng 30 nghìn gốc măng tây từ tháng 10 - 2013 với diện tích hai ha, với vốn đầu tư khoảng 300 triệu đồng/ha, đến nay đang có nguồn thu ổn định 2,5 triệu đồng/ngày.
Xuất khẩu rau quả 9 tháng qua đã có bước tăng trưởng mạnh về giá trị so với cùng kỳ năm 2013, vượt ngưỡng 1 tỷ USD. Trung Quốc vẫn là thị trường chính nhưng đang có nhiều tiềm ẩn bất trắc. Vì vậy, việc khai phá các thị trường khó tính đang được ngành nông nghiệp và doanh nghiệp (DN) Việt Nam hết sức quan tâm.
Ngày 12/8/2014, Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Trà Vinh trao giấy chứng nhận VietGAP sản phẩm măng cụt cho Hợp tác xã Tân Thành, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè và sản phẩm quýt đường cho Hợp tác xã quýt đường Thuận Phú, xã Bình Phú, huyện Càng Long. Đến nay, Trà Vinh đã có 3 sản phẩm trái cây sản xuất đạt chuẩn VietGAP là măng cụt, quýt đường và thanh long ruột đỏ của Hợp tác xã thanh long ruột đỏ Đức Mỹ, huyện Càng Long.