Cà phê, chanh leo của Gia Lai đã vào được thị trường Nhật, EU
Nông sản là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai, với giá trị kim ngạch 500 triệu USD/năm và đang không ngừng gia tăng. Điều này có được là nhờ nhiều năm qua, tỉnh đã chú trọng xây dựng, mở rộng những vùng nguyên liệu sản xuất nông sản theo các tiêu chuẩn được chứng nhận.
Theo Sở NN&PTNT Gia Lai, hiện tổng diện tích gieo trồng toàn tỉnh ước đạt 557.700ha. Trong đó, có 230.000 ha, tương đương với 41% diện tích, được sản xuất theo các tiêu chuẩn như VietGAP, GlobalGAP, 4C, Organic, Rainforest Alliance… Cùng với đó, hiện Gia Lai cũng đã được công nhận 55 mã vùng trồng các sản phẩm cây ăn trái, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu chính ngạch.
Ông Lưu Trung Nghĩa, Giám đốc Sở NN&PTNT Gia Lai cho biết, một số sản phẩm như cà phê, chanh leo của tỉnh đã vào được các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU. Theo kế hoạch giai đoạn 2022 - 2025, tỉnh sẽ tăng diện tích cây trồng sản xuất theo tiêu chuẩn được chứng nhận khoảng 5.000 ha/năm, nâng cao chất lượng nông sản phục vụ xuất khẩu nhằm tăng thu nhập cho nông dân.
“Nông sản của Gia Lai ngày càng thể hiện được ưu thế về chất lượng đáp ứng được yêu cầu của thị trường các nước. Sau đại dịch, tỉnh đã khôi phục được ngành hàng xuất khẩu và sức xuất khẩu của các doanh nghiệp đã đáp ứng được yêu cầu. Thời gian vừa qua, Gia Lai không có loại nông sản nào phải giải cứu, trong khi những doanh nghiệp như Hoàng Anh Gia Lai, Hương Sơn, Doveco, Quiconac… đã hình thành được những chuỗi xuất khẩu hết sức thành công”, ông Nghĩa cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Nguồn cung gạo toàn cầu đang đối mặt rủi ro do thời tiết khắc nghiệt ở các nước xuất khẩu lớn.
Trong 8 tháng năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu trên 4,79 triệu tấn gạo, dự kiến 4 tháng còn lại xuất khẩu khoảng 1,5 đến 1,7 triệu tấn.
Hiện nay, hầu như trong chăn nuôi gia cầm ở nông hộ, người dân thường sẽ cho gà ăn theo phương thức cho ăn tự do và liên tục.