Cà Mau Hội Thảo Kỹ Thuật Về Nuôi Tôm Sinh Thái Và Trồng Rừng Ngập Mặn

Ngày 20/10, tổ chức phát triển Hà Lan phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau tổ chức Hội thảo tham vấn các bên có liên quan về phát triển kỹ thuật nuôi tôm sinh thái và trồng rừng ngập mặn tại Ban quản lý rừng phòng hộ Nhưng Miên.
Đây là hoạt động trong khuôn khổ của Dự án “Khôi phục rừng ngập mặn thông qua mô hình nuôi tôm bền vững và giảm phát thải tại Cà Mau”.
Các đại biểu đến từ các sở, ngành có liên quan của tỉnh, các Ban quản lý rừng phòng hộ, đại diện các tổ chức quốc tế đang có dự án tại Cà Mau và đại diện Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy hải sản Minh Phú được nghe các chuyên gia tư vấn của dự án trình bày 4 chuyên đề về kỹ thuật nuôi tôm sinh thái; đa dạng sinh học và kỹ thuật trồng rừng trên vuông tôm; đánh giá môi trường và kế hoạch quản lý môi trường nuôi trồng thủy sản; nghiên cứu mật độ thả và vi sinh đối với môi trường sinh thái.
Mô hình nuôi tôm sinh thái rừng, tôm mang yếu tố bền vững cao, nếu phát triển đúng cách sẽ góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng hiệu quả, sản phẩm thu được nếu được tổ chức quốc tế chứng nhận sẽ có giá cao hơn.
Được biết Cà Mau hiện nay đã có gần 10.000 ha tôm, rừng được chứng nhận là tôm sinh thái.
Có thể bạn quan tâm

Thông qua sinh hoạt, Hội Nông dân huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) đã vận động hội viên nông dân chuyển đổi vườn tạp để trồng những loại cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao. Xoài, cam, dừa, sơ ri là những loại cây mà địa phương này hướng đến. Trong đó, dừa được xem là loại cây trồng có giá trị và phát triển tốt.

Với bản tính cần cù, chịu khó, anh Nguyễn Văn Chiển, xã Nghĩa Thành (Nghĩa Hưng - Nam Định) là một nông dân dám nghĩ, dám làm đã tập trung vốn, xây dựng trang trại chăn nuôi vịt đẻ, vịt thịt trên diện tích hơn 5.000m2. Năm 2014, anh đã nuôi thành công đàn vịt trời trên 3.000 con, cho thu nhập khá.

Hiện nay, mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, áp dụng đệm lót sinh thái được nông dân các địa phương tích cực thực hiện, nhân rộng, mang lại hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo vệ sinh, môi trường.

Mỗi tháng xuất ra thị trường 200.000 con lươn giống, với giá từ 3.000 – 3.500 đồng/con, sau khi trừ chi phí, anh Nguyễn Thanh Hải (ngụ ấp Phú An II, xã Bình Hòa, Châu Thành, An Giang) thu lãi trên 200 triệu đồng/tháng nhờ áp dụng thành công mô hình nuôi lươn giống và lươn thương phẩm không bùn…
Khoảng 1 tháng trở lại đây, nhiều người dân nuôi cá lồng tại xã Hải Dương, thị xã Hương Trà (Thừa Thiên Huế) lo lắng, khi nhiều lồng nuôi, cá liên tục bị chết.