Cà Mau Hội Thảo Kỹ Thuật Về Nuôi Tôm Sinh Thái Và Trồng Rừng Ngập Mặn
Ngày 20/10, tổ chức phát triển Hà Lan phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau tổ chức Hội thảo tham vấn các bên có liên quan về phát triển kỹ thuật nuôi tôm sinh thái và trồng rừng ngập mặn tại Ban quản lý rừng phòng hộ Nhưng Miên.
Đây là hoạt động trong khuôn khổ của Dự án “Khôi phục rừng ngập mặn thông qua mô hình nuôi tôm bền vững và giảm phát thải tại Cà Mau”.
Các đại biểu đến từ các sở, ngành có liên quan của tỉnh, các Ban quản lý rừng phòng hộ, đại diện các tổ chức quốc tế đang có dự án tại Cà Mau và đại diện Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy hải sản Minh Phú được nghe các chuyên gia tư vấn của dự án trình bày 4 chuyên đề về kỹ thuật nuôi tôm sinh thái; đa dạng sinh học và kỹ thuật trồng rừng trên vuông tôm; đánh giá môi trường và kế hoạch quản lý môi trường nuôi trồng thủy sản; nghiên cứu mật độ thả và vi sinh đối với môi trường sinh thái.
Mô hình nuôi tôm sinh thái rừng, tôm mang yếu tố bền vững cao, nếu phát triển đúng cách sẽ góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng hiệu quả, sản phẩm thu được nếu được tổ chức quốc tế chứng nhận sẽ có giá cao hơn.
Được biết Cà Mau hiện nay đã có gần 10.000 ha tôm, rừng được chứng nhận là tôm sinh thái.
Related news
Bà Ngô Hoài Nam, trưởng phòng kinh tế - huấn luyện (Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng), cho biết sau mùa mưa, nhiều loại nông sản không được canh tác trong nhà kính bị hư hại, năng suất sụt giảm nghiêm trọng khiến lượng hàng lưu thông trên thị trường bị thiếu hụt, đẩy giá tăng cao.
Thực hiện “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, Bộ NN&PTNT đã phối hợp với Viện nghiên cứu lúa quốc tế triển khai các nghiên cứu và và tham vấn hỗ trợ kỹ thuật của Viện đối với các lĩnh vực của ngành lúa gạo như: Giống, công nghệ sinh học, sản xuất bền vững và chính sách nhằm giúp cải thiện ngành lúa gạo Việt Nam, nâng cao thu nhập của nông dân.
Theo đó, cơ quan hải quan bố trí công chức chuyên trách tư vấn giải quyết thủ tục xuất khẩu mặt hàng vải quả tươi cho doanh nghiệp xuất khẩu. Không để xảy ra tình trạng ùn tắc tại cửa khẩu, giải quyết nhanh các vướng mắc phát sinh trong xuất khẩu vải tươi. Đây là biện pháp hỗ trợ của cơ quan hải quan nhằm giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.
Già làng Hạng Dụng Chúng là công nhân Lâm trường Đặc sản Lai Châu, năm 1989 ông về nghỉ hưu tại bản Trung Dình, xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà. Về địa phương, ông tham gia các phong trào hoạt động ở địa bàn dân cư, là Bí thư Chi bộ bản Hô Chim, Chủ tịch Ủy ban MTTQ, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học xã...
Trong những ngày qua cá tra ở ĐBSCL tăng giá trở lại, do một số nhà máy cần nguyên liệu đưa giá thu mua lên 24.000-24.500đ/kg. Tuy nhiên, vào thời điểm này chỉ có lợi cho người nuôi cá liên kết gia công hoặc nuôi theo hợp đồng bán cho các nhà máy chế biến. Trong khi đó không ít người từng có ao nuôi cá tra trước đây khoanh tay ngồi nhìn vì nợ nần, cạn vốn.