Cà Mau chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp hạn chế dịch bệnh trên tôm
Để nuôi tôm đạt hiệu quả, nhất là nuôi tôm công nghiệp, người nuôi tôm cần trang bị những kiến thức, kỹ thuật cơ bản, cùng với kinh nghiệm thực tiễn.
Hơn 180 đại biểu đại diện lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đầm Dơi, Phú Tân; Hội Thủy sản huyện, xã và hộ nuôi tôm tham dự.
Tại Hội thảo, người nuôi tôm được nghe TS. Bùi Quang Tề, một trong những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực bệnh thủy sản, chia sẻ một số giải pháp phòng ngừa bệnh tôm nuôi, giới thiệu một số sản phẩm chuyên dùng trong bệnh tôm.
Nhân đây, bà con cũng có dịp trao đổi, thảo luận, nêu những thắc mắc trong quá trình nuôi tôm để được chuyên gia tư vấn, giải đáp.
Những năm qua, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi ở tỉnh nói chung, huyện Đầm Dơi nói riêng diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro; nhất là bệnh gan, tụy và phân trắng.
Hội thảo là dịp để bà con giải tỏa những thắc mắc, nhận diện nguyên nhân gây bệnh và biện pháp phòng tránh.
Có thể bạn quan tâm
Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất nước, với 299.818ha. Từ nhiều năm qua, ngoài vấn đề chất lượng con giống, ngành chức năng còn phát hiện nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh lợi dụng sự thiếu hiểu biết của nông dân bán những loại thuốc có chất kháng sinh, chất cấm không rõ nguồn gốc tràn lan trên thị trường.
Ngày 17/4,, Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Quảng Bình ( Sở NN-PTNT Quảng Bnhf) đã tổ chức lễ bàn giao và đưa vào sử dụng tàu cá vỏ thép đầu tiên đóng theo Nghị định 67 của Chính phủ.
Người dân sống quanh vùng vịnh Xuân Đài (TX Sông Cầu, tỉnh Phú Yên), đang triển khai mô hình cắm tre, thả bè… nuôi vẹm. Chi phí đầu tư ban đầu không lớn nhưng người nuôi thu nhập cao từ nghề nuôi vẹm này.