Cà Mau cấp mã số nhận diện vùng nuôi tôm đạt thấp
Ngày 5-6, thông tin từ Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau cho biết, kết quả thực hiện cấp mã số nhận diện vùng nuôi tôm trên địa bàn đạt thấp.
Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh mới cấp giấy xác nhận hơn 460 hồ sơ, cấp mã số hơn 2.410 ao nuôi với diện tích trên 2.320ha, chiếm chưa tới 1% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản. Riêng loại hình nuôi tôm siêu thâm canh đã cấp mã số hơn 930 ao, diện tích trên 127ha, chiếm khoảng 4%.
Nguyên nhân do chủ cơ sở nuôi tôm không đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (thường chủ sở hữu đất là cha, mẹ, anh chị em ruột, người thân, đồng sở hữu, hoặc không còn sinh sống tại địa phương); giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thế chấp ngân hàng nhưng chưa đáo hạn, người dân không thể mượn sao y.
Mặt khác, khi kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ, có những trường hợp mục đích sử dụng là đất ven sông nhưng qua thời gian sử dụng lâu dài, các hộ dân phát triển, đầu tư nuôi tôm thâm canh nên gặp khó cấp giấy xác nhận, cấp mã số ao nuôi.
- Oxy hoà tan cao
- Tạo dòng mạnh, xi phong tốt
- Ưu điểm:
+ Tiêu thụ điện năng thấp
+ Tiêu chuẩn ISO-9001
+ Chất lượng vượt trội
- Ứng dụng:
+ Nuôi tôm thâm canh
+ Nuôi tôm trong nhà
+ Hệ thống ương nuôi tôm
Có thể bạn quan tâm
Anh Trần Văn Chí, sinh năm 1980, ở xóm 14, xã Quang Thiện (Kim Sơn) được nhiều người biết đến là tấm gương sản xuất, kinh doanh giỏi với mô hình nuôi tôm thẻ.
Sóc Trăng là vựa tôm của miền Tây với sản lượng rất lớn nhưng người nuôi đang gặp nhiều khó khăn về hạ tầng, con giống kém chất lượng và giá thành sản xuất cao.
Tại Kiên Giang hiện đã bước vào chính vụ thu hoạch tôm nuôi nước lợ, cua biển nuôi. Nhờ thị trường tiêu thụ thuận lợi hơn nên giá bán tốt, sản lượng tăng mạnh.