Cá lồng bè chết hàng loạt ở hạ lưu sông Bưởi
Ông Trương Văn Hiền - Chủ tịch UBND xã Thành Mỹ (Thạch Thành), cho biết: “Sáng nay (6.5), hiện tượng cá chết trên sông Bưởi đã xuất hiện ở đoạn chảy qua địa bàn xã. Khi nhận được thông tin của người dân báo lên, chúng tôi đã cử cán bộ xuống kiểm tra và báo cáo về UBND huyện. Đồng thời, khuyến cáo người dân không được vớt cá chết về ăn và sử dụng nguồn nước sông. Không chỉ cá tự nhiên ở sông bị chết, mà ở địa phương chúng tôi có 8 hộ nuôi cá lồng dưới sông, thì đến thời điểm hiện tại có 7 hộ có cá bị chết”.
Còn anh Nguyễn Văn Tuấn (một hộ nuôi cá lồng trên sông Bưởi) ở thôn Đồng Luật, xã Thành Mỹ, cho biết: Khoảng 1h sáng nay (6.5), anh Tuấn ra thăm lồng cá thì phát hiện cá có những biểu hiện nổi lập lờ trên mặt nước, sủi bóng nước và đến 8h sáng nay thì cá chết.
Cũng theo anh Tuấn, nước sông từ tối qua đổi màu xanh đục, có mùi hôi nồng. “Từ tối qua tới giờ, cá trong lồng của tôi đã chết hơn 1 tạ, còn những con khác đang lờ đờ. Không riêng gì xã Thành Mỹ, mà đoạn sông ở phía hạ lưu cũng đã xuất hiện tình trạng cá chết bất thường, nước sông có mầu xanh đục và thơm mùi mật mía”- anh Tuấn cho biết.
Người dân rủ nhau đi vớt cá chết trên sông Bưởi.
Trước đó, ngày 5.5, PV Dân Việt đã thông tin cá chết dạt vào hai bên bờ sông Bưởi (đoạn chảy qua địa xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành). Khi thấy cá chết nổi nhiều mặt sông, người dân đã rủ nhau đi vớt cá chết về ăn và chế biến cho vật nuôi. Trước tình hình đó, chính quyền xã Thạch Lâm cũng đã báo cáo sự việc lên cấp trên và khuyến cáo người dân không được ăn cá chết và sử dụng nước sông.
Nhận được báo cáo về hiện tượng cá chết bất thường trên sông Bưởi, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Thanh Hóa lập tức phối hợp với Sở TN&MT tỉnh Hòa Bình để làm rõ nguyên nhân gây tình trạng ô nhiễm môi trường, khiến cá chết hàng loạt trên sông Bưởi.
Theo ông Lưu Trọng Quang - Phó Giám đốc phụ trách Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa: Những ngày qua, Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa đang phối hợp với Sở TN&MT tỉnh Hòa Bình để tìm nguyên nhân cá chết bất thường trên sông Bưởi.
Có thể bạn quan tâm
Nắng hạn kéo dài, độ mặn trong nước tăng cao từ 35 - 37%o, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng của tôm. Vì thế, diện tích và sản lượng tôm nguyên liệu cùng giảm làm cho các nhà máy chế biển thuỷ sản xuất khẩu hoạt động cầm chừng. Trong khi đó, ngành nông nghiệp khuyến cáo người dân không nên vội vàng xuống giống bởi rủi ro cao do hạn, mặn vẫn đang diễn ra gay gắt.
Diện tích nuôi tôm nước lợ ở Sóc Trăng là 46.000ha, chiếm gần 1/3 so với diện tích đất trồng lúa nhưng giá trị kinh tế tương đương với 2 triệu tấn lúa mỗi năm. Thủy sản nuôi trồng, khai thác, chế biến chiếm 48% GDP của tỉnh và giải quyết việc làm từ 11.000 đến 12.000 lao động ở 11 doanh nghiệp chế biến với kim ngạch xuất khẩu trên 500 triệu USD mỗi năm. Nghề nuôi tôm nước lợ, chế biến thủy sản Sóc Trăng luôn dẫn đầu của cả nước.
Là người lập nên ốc đảo Thiềng Liềng (xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.HCM) và gây dựng nghề làm muối ở đây, nhưng cả đời làm muối, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, tài sản còn lại của ông Năm Đổi chỉ là những mảnh đất từ thời đi khai hoang.