Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cá lóc giống gặp khó

Cá lóc giống gặp khó
Ngày đăng: 12/08/2015

Sau khi con cá tra đi qua thời hoàng kim thì cá lóc thương phẩm và cá lóc giống đã trở thành “nguồn sống” của nhiều nông dân trên địa bàn xã Khánh Hòa. Hơn thập kỷ phát triển mô hình này, vùng đất cù lao đã trở thành đầu mối cung cấp con giống cho nông dân nuôi cá lóc thương phẩm khắp vùng ĐBSCL. Bởi thế, có những giai đoạn con cá lóc giống trở thành “điểm tựa” cho người nông dân bởi giá trị kinh tế khá cao.

Là người thuộc thế hệ đầu tiên “làm quen” với mô hình nuôi cá lóc giống tại xã Khánh Hòa, ông Nguyễn Văn Khởi (tư Khởi) nhớ lại: “Ngày trước, đa số anh em ở đây đều nuôi cá tra. Tuy nhiên, con cá tra dần lâm vào hoàn cảnh khó khăn, khiến nhiều nông dân điêu đứng. Có người phải cầm đất, bán nhà để trang trải nợ nần. Khi nghề nuôi cá lóc giống phát triển đã giúp cho nhiều người có được nguồn thu nhập cao. Họ dần dần lấy lại những thứ đã mất đi”.

Với nhiều ưu điểm như giá trị kinh tế cao, không cần nhiều vốn, mau cho thu hoạch nên mô hình nuôi cá lóc giống trong vèo được nhiều nông dân lựa chọn. Đã có thời điểm, người dân trong ấp Khánh Lợi chỉ biết đến con cá lóc giống, mà không quan tâm đến mô hình kinh tế khác. “Nhà nào ít thì nuôi 10 - 20 hộc, có người nuôi hơn trăm hộc. Cứ cách tháng thu nhập một lần, đồng lãi rất thịnh. Mỗi người có thể kiếm chục triệu đồng sau mỗi đợt cất cá” - tư Khởi kể lại.

Người nuôi cá lóc giống đang cần sự hỗ trợ

Tuy nhiên, niềm vui của người nông dân không tồn tại lâu. Hiện nay, nghề nuôi cá lóc giống vẫn còn được duy trì nhưng giá trị kinh tế đã sụt giảm. Nguyên nhân được xác định là do nông dân đổ xô nhau nuôi cá lóc giống khiến cung - cầu mất cân đối. Vì thế, việc con cá lóc giống đánh mất thời “vàng son” cũng dễ hiểu. “Do nguồn lợi kinh tế khá lớn và ổn định nên nông dân nhiều nơi cũng học theo cách nuôi này khiến cho thị trường bị “dội hàng”. Từ chỗ giá cá giống thường nằm ở ngưỡng 280.000 - 300.000 đồng/kg đã bị kéo tụt xuống còn 200.000 - 220.000 đồng/kg. Có lúc người nông dân chỉ bán với giá 180.000 đồng/kg. Dẫu biết là bán rẻ nhưng không bán cũng không được” - tư Khởi thật lòng.

Bên cạnh việc thị trường ứ đọng, phải kể đến kỹ thuật nuôi còn bị hạn chế. Theo nhiều nông dân có kinh nghiệm, con cá lóc giống rất “mẫn cảm” với thời tiết. “Thời tiết nắng nhiều hay mưa nhiều đều không thích hợp với cá lóc con. Chúng thường bệnh và chết một cách bất ngờ khiến chúng tôi không kịp trở tay. Có khi đã kêu được thương lái thu mua nhưng sau một đêm cá chết cả vèo khiến nông trắng tay. Vì vậy, chuyện nuôi cá phát triển tốt đến ngày xuất bán được xem là... hên, xui” - ông Nguyễn Văn Mem, hộ nuôi cá giống trong xã Khánh Hòa, chia sẻ. Theo ông Mem, nhiều nông dân nhìn thời tiết có thể đoán biết cá chết nhiều hay ít nhưng biện pháp hạn chế thì không ai biết.

Với người nuôi cá lóc giống, khó khăn nhất chính là không chủ động được đầu ra. Hiện nay, nông dân chỉ thông qua thương lái để bán được cá giống, vì thế họ không thể biết mức giá “thực tế” người mua đã trả. “Bán cá giống hệt như bán “hàng bông”, bạn hàng nói bao nhiêu, chúng tôi hay bấy nhiêu. Có nhiều trường hợp cá đã bán nhiều ngày nhưng vẫn chưa nhận được tiền của thương lái. Cá đã bị “nhận” giá, lại thêm nỗi thu tiền khó khăn khiến nhiều anh em hết mặn mà với nghề này. Khổ nỗi không làm thì lấy gì trang trải cuộc sống gia đình” - ông Mem tâm sự.

Trước khó khăn về đầu ra, người nông dân nuôi cá lóc giống đang cần sự hỗ trợ từ các tổ chức quản lý, các ngành chuyên môn. Dù chưa thể trở thành mặt hàng thế mạnh như cá tra nhưng cá lóc giống và cá lóc thương phẩm vẫn cần một “bệ đỡ” vững chắc trước khi có được bước phát triển tiếp theo trong tương lai.


Có thể bạn quan tâm

Khó Duy Trì Cánh Đồng Mẫu Lớn Khó Duy Trì Cánh Đồng Mẫu Lớn

Cách đây gần 2 năm, Đồng Nai đã triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn ở một vài địa phương, kết quả mang lại khá tốt. Thế nhưng, khi chính sách hỗ trợ rút đi thì người dân lại khó duy trì cánh đồng mẫu lớn.

14/08/2013
Chứng Nhận Nhãn Hiệu Cho Chanh Không Hạt Chứng Nhận Nhãn Hiệu Cho Chanh Không Hạt

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang vừa tổ chức trao giấy “Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Chanh không hạt Hậu Giang” của Cục Sở hữu trí tuệ (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) cho Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Thạnh Phước, ở xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành.

14/08/2013
Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn Những Trăn Trở Trong Đầu Tư Sản Xuất Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn Những Trăn Trở Trong Đầu Tư Sản Xuất

Sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML) là một trong những lời giải bài toán lợi nhuận bền vững của người nông dân. Tuy nhiên, bài toán lợi nhuận ấy cũng chưa thật sự hoàn thiện đối với nông dân Cà Mau, đặc biệt trong vấn đề hệ thống thuỷ lợi và đầu ra cho sản phẩm…

14/08/2013
Xuất Hiện Bệnh Lạ Trên Tôm Hùm Xuất Hiện Bệnh Lạ Trên Tôm Hùm

Gần 1 tháng nay, tôm hùm ở các ao nuôi trên địa bàn huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) xuất hiện chứng bệnh lạ, vỏ tôm chuyển sang màu nho và phát triển rất chậm, mang của tôm bị thối và tôm chết, người nuôi gọi là bệnh mục mang. Hiện nay, người nuôi chưa có cách điều trị hiệu quả, nên số tôm chết ngày một tăng.

14/08/2013
Lao Đao Nghề Nuôi Cá Chẽm Lao Đao Nghề Nuôi Cá Chẽm

Ngư dân Nguyễn Tuấn, tổ dân phố Khánh Cam 1, phường Ba Ngòi (TP Cam Ranh), một người nuôi cá chẽm ở khu vực Trà Long 1 cho biết, từ đầu năm đến nay, giá cá chẽm thương phẩm rớt thê thảm, hiện chỉ còn từ 46 - 48 ngàn đồng/kg, giảm hơn nửa so với năm ngoái khiến người nuôi thua lỗ.

15/08/2013