Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cá Đầu Sấu, Loài Cá Cảnh Ngoại Lai Nguy Hại

Cá Đầu Sấu, Loài Cá Cảnh Ngoại Lai Nguy Hại
Ngày đăng: 27/06/2013

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp bắt đầu xuất hiện loài cá đầu sấu (hay còn gọi là cá sấu hỏa tiển, cá Phúc Lộc Thọ...). Loài cá này do các cơ sở bán cá cảnh đưa ra bán cho những người chơi cá cảnh, con nhỏ nhất giá từ 160 - 200 ngàn đồng/con, loại 400gr - 1kg có giá từ 500 - 800 ngàn đồng/con.

Kỹ sư Lê Hoàng Vũ - Chi Cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Đồng Tháp cho biết, cá đầu sấu là loài cá cảnh ngoại lai rất nguy hiểm, thân hình tròn, mõm nhọn và dài tựa đầu cá sấu, chúng rất hung dữ, thích nghi trong ao đục hoặc nước bẩn, thức ăn của chúng là các loài cá con. Cá đầu sấu có tên khoa học Lepisosteus Oculatus Winchell có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, là loài sinh vật dưới nước, không chỉ chúng ăn các loại cá con mà còn ăn thịt thủy cầm và cả cá sấu khác.

Anh Nguyễn Văn Quốc ở phường 11, thành phố Cao Lãnh nuôi 2 con cá đầu sấu (anh thường gọi là cá Phúc Lộc Thọ) để đem điềm hên cho gia đình, nhưng không ngờ nó rất phàm ăn, mau lớn, hung dữ, mỗi ngày anh tốn từ 5 - 10 ngàn đồng để mua thức ăn cho chúng. Sau khi nghe đó là cá đầu sấu, loại cá nguy hại và được ngành thủy sản cảnh báo nên anh đã nhanh chóng xử lý tiêu diệt.

Ngành thủy sản tỉnh Đồng Tháp cảnh báo cho người nuôi cá cảnh biết để tiêu diệt, đề phòng bởi chúng không chỉ gây nguy hại cho loài cá bản địa mà chúng có thể tấn công các loài thủy cầm thả nuôi trên các ao, hồ, sông, ngòi, đe dọa môi trường, làm ảnh hưởng đa dạng sinh học bản địa.


Có thể bạn quan tâm

100% mẫu chè Oloong xuất đi Đài Loan đảm bảo chất lượng 100% mẫu chè Oloong xuất đi Đài Loan đảm bảo chất lượng

Ngày 14/7, thông tin từ Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, chính quyền phía Đài Loan, nơi tiêu thụ tới 95% sản lượng chè Oloong của Lâm Đồng vừa có thông báo 100% mẫu loại chè Oloong xuất vào Đài Loan đều đạt tiêu chuẩn chất lượng.

16/07/2015
Phòng, chống sâu bệnh hại chè Phòng, chống sâu bệnh hại chè

Để hạn chế sâu bệnh hại chè, bên cạnh sử dụng thuốc BVTV, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp chăm sóc. Trong ảnh: Xã viên HTX Chè Tân Hương (xã Phúc Xuân, T.P Thái Nguyên) bón phân chuồng cho cây chè.

16/07/2015
Thu nhập khá từ trồng màu trên vùng đất mặn Thu nhập khá từ trồng màu trên vùng đất mặn

Hiện nay, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) cải tạo đất trống, vườn tạp trồng hoa màu mang lại hiệu quả cao.

16/07/2015
Tái canh cây cà phê triển khai đồng bộ ở nhiều khâu Tái canh cây cà phê triển khai đồng bộ ở nhiều khâu

Đến nay, tổng diện tích cà phê toàn tỉnh Gia Lai là 79.122 ha, trong đó diện tích cà phê kinh doanh 76.523 ha. Cây cà phê được trồng chủ yếu ở: Ia Grai, Đak Đoa, Chư Prông, Chư Sê, Chư Pah, Chư Pưh, Mang Yang, Đức Cơ, Kbang và TP. Pleiku. Khoảng 3/4 diện tích cà phê hiện có trên địa bàn được trồng từ thời kỳ 1995-2000, trong đó nhiều diện tích đã được 20 năm tuổi.

16/07/2015
Cây nhãn có dấu hiệu phục hồi Cây nhãn có dấu hiệu phục hồi

Theo Sở Nông nghiệp- PTNT tỉnh, 6 tháng qua, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, cây nhãn có dấu hiệu hồi phục, những vườn nhãn được đầu tư chăm sóc, thực hiện đúng quy trình của Cục Bảo vệ thực vật thì tỷ lệ bệnh thấp hơn 15%.

16/07/2015