Cá con sinh trưởng tốt nhất trong nhiệt độ giống môi trường sống của bố mẹ
Tiến sỹ Stephan B.Munch, giáo sư về Khoa học Biển tại Đại học Stony Brook cho ông cùng các đồng nghiệp đã tiến hành thí nghiệm đối với vài trăm con cá tuế (thuộc họ cá chép) tại khu vực Vịnh Breeze, Florida từ tháng 8/2009.
Các con cá bố mẹ này được nuôi trong môi trường có nhiệt độ khác với nhiệt độ của Vịnh Breeze.
Trong khi đó, các con cá con được nuôi trong môi trường có cùng nhiệt độ với nhiệt độ của Vịnh Breeze.
Các nhà khoa học tiến hành theo dõi tốc độ sinh trưởng của các con cá con.
Sau 7 ngày, tốc độ sinh trưởng của các con cá con cũng đạt mức như các con cá bố mẹ.
Tuy nhiên, sau 30 ngày, tốc độ sinh trưởng của các con cá con đạt mức tối đa.
Thí nghiệm được thực hiện nhiều lần và đều cho các kết quả tương tự.
Các nhà khoa học cho biết nếu tác dụng của nhiệt độ lên các loài thủy sản khác cũng giống như loài cá tuế, các chương trình nuôi trồng thủy sản có thể thu được kết quả khả quan hơn thông qua việc tạo nên các môi trường nuôi trồng giống với môi trường của các cá thể bố mẹ.
Có thể bạn quan tâm
Cá rô phi đã thu hút được nhiều quan tâm trong thời gian vừa qua và là loại cá được Tổ chức Nông lương Quốc tế (FAO) công nhận là nguồn chính cung cấp đạm thực phẩm cho con người trong thế kỷ này.
Các nhà khoa học Mỹ đã cho thấy rằng cá có thể được chủng ngừa Ich hay còn gọi là bệnh “đốm trắng”, nhưng việc sử dụng văcxin chủng ngừa sự phát triển sinh vật ký sinh với khối lượng lớn còn chưa chắc chắn.
Theo các nhà khoa học thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ, đồng sunphát là cách chữa trị hiệu quả cho căn bệnh Ichthyophthirius multifiliis (Ich), một loại ký sinh trùng đơn bào tạo nên các đốm trắng trên cá bị nhiễm bệnh.