Cá Chim Vây Vàng Góp Phần Đa Dạng Hóa Đối Tượng Nuôi Cho Bà Con
Để tài “Hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo cá chim vây vàng và tổ chức chuyển giao cho người dân tại Khánh Hòa” của nhóm tác giả Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản (Đại học Nha Trang) đã mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi biển tại Khánh Hòa.
Tuy nhiên, sau kết quả nghiệm thu, điều cần được quan tâm hiện nay là làm sao nhân rộng được đối tượng nuôi này đến bà con, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Sau hơn 2 năm thực hiện nghiên cứu, tập huấn và chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá chim vây vàng cho người dân, PGS.TS Lại Văn Hùng - Chủ nhiệm đề tài khẳng định đã làm chủ được quy trình sản xuất giống. Tỷ lệ sống trung bình đạt 6,26% trên gần 19.000 con.
Trong khi đó, tỷ lệ sống của cá bố mẹ đạt 95,7%, tỷ lệ thành thục là 86,74%. Tỷ lệ này được các nhà khoa học đánh giá khá tốt.
Với việc chủ động nguồn cá giống, nhóm nghiên cứu cùng với các nhà khoa học và ngành chức năng đang hướng đến việc nhân rộng mô hình, phát triển cá chim vây vàng theo hướng thương phẩm. Và điều kiện ở Khánh Hòa được đánh giá là rất phù hợp cho loại cá này.
PGS-TS Đỗ Văn Khương, Chủ tịch Hội đồng Khoa học - Đào tạo, Viện Nghiên cứu Hải sản nhận xét đề tái có tính thực tiễn cao, tỉnh Khánh Hòa hoàn toàn đủ điều kiện phát triển nghề nuôi cá chim vây vàng. Từ đó sẽ góp phần đa dạng hóa sản phẩm nuôi phát triển tại các tỉnh Nam Trung bộ và Nam Bộ, mang lại lợi ích cho người dân.
Thực tế trong quá trình nghiên cứu cũng cho thấy, cá chim vây vàng là đối tượng có tốc độ sinh trưởng khá nhanh và giá trị kinh tế cao.
Chỉ sau 10 - 12 tháng nuôi, cá chim vây vàng đạt trọng lượng hơn 1kg; giá bán tại bè từ 140 - 150 ngàn đồng/kg, còn tại các chợ là trên 300 ngàn đồng/kg. Ở Khánh Hòa, sản lượng cá chim vây vàng thương phẩm mỗi năm đạt gần 200 tấn. Bên cạnh đó, cá chim vây vàng hoàn toàn có thể phát triển nuôi tại ao đìa, nhất là những đìa tôm bị dịch bệnh.
Đây một trong những ưu điểm hứa hẹn loại cá này sẽ được bà con đón nhận, nhất là trong bối cạnh nhiều loài thủy sản đang phải đối mặt với nhiều loại dịch bệnh, gây thất thu như hiện nay. Tuy nhiên, việc chuyển giao quy trình nuôi cho bà con vẫn cần nhiều thời gian. Bên cạnh việc làm thế nào để bà con có thể nhanh chóng nắm bắt được các kỹ thuật nuôi, nhóm nghiên cứu cũng cần quan tâm đến vấn đề nguồn thức ăn lâu dài cho cá.
PGS.TS. Đỗ Văn Khương, Chủ tịch Hội đồng Khoa học - Đào tạo, Viện Nghiên cứu Hải sản cho rằng để chuyển giao nên hoàn thiện ngắn gọn lại quy trình, có sách hướng dẫn. Hiện nay chúng ta chỉ dùng thức ăn sống, nên nghiên cứu nguồn thức ăn công nghiệp; điều này sẽ đạt hiệu quả kinh tế hơn, cũng như góp phần bảo vệ môi trường.
So với một số loại thủy sản nuôi khác, cá chim vây vàng đang có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, việc nhân rộng loại thủy sản này cũng cần phải được đánh giá kỹ càng hơn về thị trường, đầu ra cho sản phẩm. Không riêng gì Khánh Hòa, các tỉnh Miền Trung, mà một số tỉnh phía Bắc cũng đã nuôi thành công loại cá này.
Chính vì vậy, vấn đề liên kết trong nuôi thương phẩm đang được các nhà khoa học hết sức quan tâm, nhằm tạo sự ổn định trong phát triển.
PGS.TS Lại Văn Hùng, Chủ nhiệm đề tài cho biết việc nuôi thương phẩm phải có giống và thức ăn. Hiện nay Viện đang nghiên cứu thức ăn, đưa thức ăn tốt nhất từ khâu giống đến con cá thương phẩm làm thế nào ngườu tiêu dùng tiếp cận.
Trong thời điểm một số đối tượng nuôi thủy sản đang gặp khó khăn vì dịch bệnh, giá cả thì việc phát triển cá chim vây vàng sẽ là hướng đi khả quan, mang lại giá trị về kinh tế.
Tuy nhiên, việc nhân rộng mô hình nuôi phải hết thận trọng, cần có sự hướng dẫn của các nhà khoa học và nhóm nghiên cứu, nhằm hoàn thiện tất cả các quy trình từ thức ăn đến giải quyết vấn đề môi trường nuôi và dịch bệnh.
Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần có những định hướng quy hoạch vùng nuôi thật cụ thể, nhằm đảm bảo việc giám sát dịch bệnh có thể phát sinh.
Related news
Ngày 1-7, Cục Thú y cho biết: Trong sáu tháng đầu năm 2015, có 48 lô gà giống bố mẹ của 11 Công ty nhập khẩu vào vùng Đông Nam Bộ để nuôi làm giống (từ 11 đến 35 nghìn con/mỗi lô).
Trong 6 tháng đầu năm, toàn TP Hà Nội đã rà soát, định vị được thêm 500ha rau an toàn để tập trung quản lý, nâng tổng diện tích rau an toàn lên 5.500ha.
Mưa kèm theo gió lớn hồi tuần qua làm nhiều ruộng lúa Hè Thu đến kỳ thu hoạch bị đổ ngã. Không chỉ ảnh hưởng năng suất, chất lượng mà giá bán cũng giảm theo. Nhiều nơi thương lái kỳ kèo, bỏ cọc, hạ giá mua lúa.
Tổng diện tích đất lúa trên toàn huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh) là khoảng 9.000 ha nhưng diện tích thực thụ có cây lúa chỉ khoảng 2.300 ha. Điều này chứng tỏ phần lớn các loại cây trồng khác đang “sống nhờ” trên đất lúa, trong đó có cây nhãn và cao su.
Sáng ngày 1/7, anh Nguyễn Văn Dự (nhân viên Công ty trà Atiso Ngọc Duy, phường 12, Đà Lạt) không nhận ra vườn Atiso do mình trồng vì chỉ qua một đêm hơn 3.000 cây Atiso đã bị trộm nhổ sạch.