Cá Bông Lau Đầu Mùa 280.000 Đồng/kg

2 tuần qua, ngư dân huyện Châu Thành, Chợ Mới (An Giang) đánh lưới bắt được nhiều cá bông lau to từ 5 - 7kg/con trên sông Hậu, đoạn từ đuôi cồn Bà Hòa đến vàm Chắc Cà Đao. Tiểu thương chợ An Châu (Châu Thành) mua của ngư dân giá 180.000 đồng/kg, sau đó đưa về chợ cắt khúc bán từ 200.000 - 280.000 đồng/kg.
Chị Phạm Thị Tuyết Vân, tiểu thương chợ An Châu, cho biết: Mấy ngày nước rong (từ 15 - 20 âm lịch), ngư dân đánh bắt được nhiều cá to, có hôm chị mua được 7 - 8 con cá vẫn không đủ bán. Theo nhiều ngư dân, năm nay cá bông lau xuất hiện sớm, nhiều người đánh bắt được cá to, đây là dấu hiệu được mùa cá bông lau.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 21-3, UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định 619/QĐ-UBND về việc hỗ trợ khôi phục sản xuất cho người nuôi tôm bị thiệt hại do bệnh nguy hiểm gây ra trên địa bàn tỉnh.

Giá tôm thẻ chân trắng không ổn định, xuống thấp như hiện nay, nhiều hộ dân nuôi tôm ở Cà Mau đang chuyển sang nuôi tôm sú truyền thống. Từ đó, diện tích nuôi tôm sú đang tăng trở lại sau một thời gian bị tôm thẻ chân trắng thống trị hơn 80% diện tích nuôi công nghiệp.

Năm 2014, tổng diện tích cây điều ở Bình Phước khoảng 135.000 ha, trong đó, diện tích đang cho thu hoạch là 132.575 ha. Dự kiến năng suất gần 1tấn/ ha thì sản lượng điều của tỉnh đạt hơn 132 ngàn tấn. Từ một loại cây trồng chủ lực, cây điều đã trở thành cây làm giàu cho hàng ngàn hộ dân trên đất Bình Phước.

Sau khi được hợp nhất, hợp tác xã (HTX) nuôi nghêu tưởng chừng sẽ trở thành điểm tựa cho người dân nghèo xứ bãi bồi cũng như người nghèo thập phương. Thế nhưng, sau một thời gian thả nuôi, mục tiêu ấy giờ đây không được hiện thực hoá khi giá nghêu giảm thê thảm. Tình trạng giá nghêu thịt xuống thấp làm cho các xã viên HTX nuôi nghêu thương phẩm Đất Mũi lâm vào tình cảnh lao đao.

Dùng chày gỗ đập chết, để trên nền đất sau khi đánh bắt... là những nguyên nhân khiến cho cá ngừ Việt Nam khó xuất sang Nhật Bản để làm các món tươi sushi, sashimi.