Cá biển và cá nuôi lồng lại chết hàng loạt ở Thừa Thiên - Huế
Theo người dân địa phương, tình trạng cá biển chết dạt vào bờ và cá nuôi lồng của người dân chết hàng loạt xảy ra từ ngày 2/5 cho đến nay ở vùng ven biển thuộc hai thôn Thai Dương Thượng Tây và Thai Dương Thượng Nam của xã Hải Dương, thị xã Hương Trà. Đến nay, khoảng 60 lồng cá mú, cả chẽm nuôi với gần 7 tạ cá bị chết.
Trong khi đó, ven theo bờ biển Hải Dương, nhiều loại cá biển như cá hanh, cá ốc, cá đục, cá đuối, cá liệt… chết dạt vào bờ. Trong sáng 4/5, UBND xã Hải Dương và người dân địa phương thu gom được hơn 200 kg cá biển chết để đem đi chôn lấp cùng với cá nuôi lồng bị chết. Còn tại thôn Hải Tiến, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang hôm nay, hàng tạ cá chẽm, cá vẩu nuôi lồng chết được người dân vớt lên tiêu hủy.
Ông Trần Văn Đoàn, ở thôn Hải Tiến, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang nuôi cá lồng ở phá Tam Giang sát cửa biển Thuận An cho biết: Khu vực nuôi cá ở thôn Hải Tiến có khoảng 30 hộ nuôi cá bị chết với số lượng khoảng 2 tấn cá: "Bà con xúc cá chết tại bến cân xong là chạy xe tiêu hủy thôi. Nguyên nhân cá chết do nước biển, không phải nước sông, đến khi nước thủy triều dâng thì cá bị ngạt, khi nước ra lại là cá khỏe".
Chi cục Thú y tỉnh Thừa Thiên-Huế đã phối hợp cùng chính quyền địa phương tiến hành thu gom khoảng hơn 1 tấn cá nuôi của 23 hộ dân thôn Hải Tiến, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang đưa đi tiêu hủy. Hiện nay, lực lượng chức năng đã cử người túc trực tại cửa biển, khu vực nuôi cá để thu gom cá chết mang đi tiêu hủy.
Ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tiến hành lấy mẫu cá và nước tại các khu vực này để gửi đi phân tích tìm nguyên nhân: "Hôm qua, sau khi tiêu hủy đã lấy mẫu gửi ra Bộ Khoa học Công nghệ để xác định nguyên nhân. Hiện đã khuyến cáo người dân không thả nuôi tiếp. Vì thả nuôi thì phải an toàn".
Có thể bạn quan tâm
Theo thống kê của cơ quan chuyên môn, huyện Đầm Dơi (Cà Mau) hiện có 22 hộ thực hiện mô hình nuôi tôm công nghiệp trải bạt đáy ao, với diện tích 15ha cho năng suất và lợi nhận rất cao.
Nắng hạn kéo dài, độ mặn trong nước tăng cao từ 35 - 37%o, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng của tôm. Vì thế, diện tích và sản lượng tôm nguyên liệu cùng giảm làm cho các nhà máy chế biển thuỷ sản xuất khẩu hoạt động cầm chừng. Trong khi đó, ngành nông nghiệp khuyến cáo người dân không nên vội vàng xuống giống bởi rủi ro cao do hạn, mặn vẫn đang diễn ra gay gắt.
Diện tích nuôi tôm nước lợ ở Sóc Trăng là 46.000ha, chiếm gần 1/3 so với diện tích đất trồng lúa nhưng giá trị kinh tế tương đương với 2 triệu tấn lúa mỗi năm. Thủy sản nuôi trồng, khai thác, chế biến chiếm 48% GDP của tỉnh và giải quyết việc làm từ 11.000 đến 12.000 lao động ở 11 doanh nghiệp chế biến với kim ngạch xuất khẩu trên 500 triệu USD mỗi năm. Nghề nuôi tôm nước lợ, chế biến thủy sản Sóc Trăng luôn dẫn đầu của cả nước.