Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Bột cá và bột đậu nành – Cuộc chiến không cân sức

Bột cá và bột đậu nành – Cuộc chiến không cân sức
Tác giả: Hà Tử
Ngày đăng: 04/07/2020

Tôm thẻ chân trắng đang được nuôi nhiều nhất trong ngành thủy sản hiện nay, với sản lượng chiếm hơn 80% tổng số tôm nuôi với tỷ giá trên 26 tỷ đô la (2019). Tôm thẻ chân trắng đã vượt qua tôm sú vươn lên vị trí cao nhất mà tôm sú đã thống trị trong nhiều năm trước đây. Và hiện tại tôm thẻ cũng đang phải chống chọi với nhiều dịch bệnh nguy hiểm như tôm sú. Trên thực tế nhiều biện pháp an toàn sinh học cũng đã được áp dụng để cải thiện các vấn đề của nghề nuôi tôm thẻ. Tôm sạch bệnh đang được thả nuôi và đã cho hiệu quả rất tốt. Tuy nhiên, hội chứng gan tụy cấp tính (EMS) và bệnh đốm trắng (WSSV) vẫn là vấn đề đáng quan tâm trong suốt nhiều năm nay nhưng vẫn chưa có biện pháp đẩy lùi triệt để.

Có thể thay thế hoàn toàn bột cá bằng bột đậu nành không? Tranh cãi về thay thế bột cá vẫn là cuộc chiến sôi nổi của ngành thức ăn.

Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển mạnh đồng nghĩa với việc các công nghệ sản xuất thức ăn cũng có nền tảng khá bền vững và không ngừng được cải tiến. Tuy nhiên các nhà sản xuất thức ăn vẫn đang phụ thuộc vào bột cá, nguồn cung cấp dinh dưỡng lớn cho tôm. Thành phần thức ăn có sự khác biệt giữa tôm thẻ và các loài thủy sản khác do hiệu suất dung nạp và nhu cầu khác nhau của chúng. Bột cá trong thức ăn sẽ cung cấp đầy đủ các acid amin thiết yếu, acid béo, nguồn vitamin và khoáng chất tuyệt vời, giúp tôm ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, việc tự nhiên ngày càng khắc nghiệt đã làm nguồn bột cá không còn được dồi dào như trước đây nửa. Buộc lòng các chuyên gia phải tìm ra biện pháp thay thế, nhằm bảo vệ môi trường tốt hơn, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và gia tăng sự bền vững cho ngành sản xuất thức ăn thủy sản. Mặc dù thực tế việc thay thế bột cá trong thức ăn không bao giờ dễ dàng nhất là đối với thức ăn của tôm thẻ chân trắng.

Trong 10 năm trở lại đây, lượng bột cá đầu vào dùng cho sản xuất đã giảm đi 1 nửa trong khi đầu cá cũng chỉ sử dụng được khoảng 2%. Sự thiếu hụt này dự đoán sẽ tiếp diễn trong thời gian dài nếu không tìm được biện pháp thay thế phù hợp. Người ta đang quan tâm đến những thành phần có nguồn gốc tự nhiên như ngũ cốc và hạt có dầu để thay thế bột cá. Tuy nhiên sử dụng protein thực vật có thể chứa một số chất “kháng dinh dưỡng”, làm giảm đi sự ngon miệng và làm “lão hóa” quá trình tiêu hóa thức ăn của tôm. Sự quan trọng của bột cá trong thức ăn đã được thể hiện rõ ở việc cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), thúc đẩy hoạt động của hệ vi sinh vật đường ruột. Do đó, có thể hiểu tại sao người ta lại cân nhắc kỹ càng khi quyết định có thay thế bột cá trong thức ăn hay không.

Trong những năm trở lại đây, các phương pháp lên men và biến tấu cách chế biến đã được sử dụng cho các nguyên liệu có nguồn gốc từ thực vật để có đầy đủ hơn về giá trị dinh dưỡng. Rất nhiều nguồn protein thực vật đã được thử nghiệm để thay thế cho bột cá, tiềm năng thì rất lớn do sẵn có và chi phi lại thấp. Hơn nửa những tiến bộ trong công nghệ chế biến cũng cải thiện được nhiều đặc điểm khác của protein thực vật như tiêu hóa và giữ lại nguồn acid amin quý giá. Và bột đậu nành là nguyên liệu mà các chuyên gia nhắm đến để thay thế cho bột cá.

Theo đánh giá của các tổ chức thủy sản uy tín thì đến năm 2030, đường cong tăng trưởng của thủy sản toàn cầu dự kiến sẽ tăng gấp đôi. Chắc chắn sự gia tăng này sẽ dẫn đến sự thiếu hụt bột cá, dầu cá từ 70-90%. Sự tăng trưởng của ngành thủy sản có bền vững hay không sẽ phụ thuộc rất lớn vào thành phần thức ăn và việc thay nguồn protein động vật thành protein thực vật này. Một tin vui là tôm thẻ chân trắng với thành phần là bột cá hay bột đậu nành trong thức ăn thì cũng không có những phản ứng khác biệt về tăng trưởng khi được thử nghiệm. Tuy nhiên tôm cho ăn bột đậu nành cho thấy khả năng chống oxy hóa, chống lại các vi sinh vật giảm đáng kể và một số chất “kháng dinh dưỡng” đã được sinh ra gây mất đi sự ngon miệng khi tôm bắt mồi. Và đương nhiên là niềm tin vẫn không đặt được vào bột đầu nành.

Sự tranh cãi về vấn đề có loại bỏ bột cá ra khỏi thức ăn hay không vẫn còn đang tiếp diễn. Tuy nhiên từ chế độ ăn uống có thể thay đổi quần thể VSV trong đường ruột tôm, từ đó có thể quyết định đến đến sự tăng trưởng và loại bỏ được các mầm bệnh. Hơn thế nửa là các vi khuẩn có lợi này sẽ sản xuất các chất dinh dưỡng và các enzyme amylase, lipase và cả chitinase giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Mà cũng chưa có gì chắc chắn là sự thay đổi của hệ vi sinh vật đường ruột này là do sự điều khiển của các thành phần thức ăn. Trong khi chỉ có một cơ sở nhỏ ở việc lipid có thành phần acid béo khác nhau thì dẫn đến những thay đổi tích cực đối với các vi khuẩn này. Do đó, tìm kiếm một nguồn thay thế bột cá là cần thiết không chỉ hỗ trợ tiêu hóa mà còn góp phần thúc đẩy khả năng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng.


Có thể bạn quan tâm

Vấn đề cần suy nghĩ lại cho nuôi trồng thủy sản toàn cầu Vấn đề cần suy nghĩ lại cho nuôi trồng thủy sản toàn cầu

Theo một báo cáo mới của FAIRR thì nuôi trồng thủy sản thương mại có nguy cơ "thúc đẩy đại dịch trên động vật trong tương lai".

03/07/2020
Hệ thống nuôi trồng thủy sản cho ăn tự động được công bố Hệ thống nuôi trồng thủy sản cho ăn tự động được công bố

Hệ thống CageEye nhận ra các dạng hành vi của cá và thuật toán thông minh cho phép nó đưa ra quyết định và điều chỉnh thời gian thực tế liên tục trong suốt mỗi

04/07/2020
Rầm rộ lá bàng khô thần dược của giới cá cảnh: 1.000đồng/lá Rầm rộ lá bàng khô thần dược của giới cá cảnh: 1.000đồng/lá

Loại lá bàng thường đem đốt, vứt đi, nhưng lại được không ít người cho rằng chúng có tác dụng như một loại "thần dược" cho cá cảnh

04/07/2020