Bón phân Lâm Thao cho cây cao su
Cây cao su có tên khoa học là Hévéa brasiliensis thuộc họ Euphorbiaceae (họ Thầu dầu).
Cao su đại điền cho năng suất mủ cao nhờ bón phân Lâm Thao.
1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển
Chu kỳ sống của cây cao su được giới hạn: 30 - 40 năm, được chia ra làm 2 thời kỳ:
+ Thời kỳ kiến thiết cơ bản: Thường là 5 - 7 năm tùy theo điều kiện sinh thái và chế độ chăm sóc. Cuối thời gian này cây có chiều cao từ 8 - 10 m, vanh thân ở vị trí cách đất 1 m khoảng 50 cm và tán cây đã che phủ hầu như toàn bộ diện tích.
+ Thời kỳ kinh doanh: Từ 25 - 30 năm từ lúc bắt đầu cạo mủ cho đến khi đốn hạ cây. Trong thời kỳ kinh doanh cây vẫn tiếp tục tăng trưởng nhưng tốc độ chậm hơn so với thời kỳ kiến thiết cơ bản.
Việt Nam hiện có 851.600 ngàn ha cao su (2012), tập trung chủ yếu ở Đông Nam bộ và Tây Nguyên, trồng trên 2 nhóm đất là đất đỏ, đất xám và theo 2 mô hình đại điền và tiểu điền. Cao su đại điền được trồng và chăm sóc, bón phân theo qui trình của Tập đoàn Cao su Việt Nam, còn diện tích cao su tiểu điền thì bón phân theo khuyến cáo của trung tâm khuyến nông hoặc các doanh nghiệp sản xuất phân bón chuyên dùng cho cao su.
Hiện nay các tỉnh Bắc Trung bộ và các tỉnh miền núi phía Bắc, cây cao su đang được chú ý phát triển và mở rộng diện tích.
2. Thời vụ trồng và cơ cấu cây trồng
2.1. Thời vụ trồng
Khi đất đủ ẩm thì có thể bắt đầu trồng và trồng vào những ngày thời tiết thuận lợi. Thời vụ trồng ở Tây Nguyên từ 1/5 - 15/7, ở Đông Nam bộ nên trồng từ 1/6 - 31/7.
2.2. Mật độ trồng
Tùy theo từng loại đất, địa hình mà bố trí các mật độ cây trồng cho phù hợp. Thông thường áp dụng 3 mật độ chính: 476; 555 và 571 cây/ha với khoảng cách tương ứng: 7 x 3 m; 6 x 3 m và 7 x 2,5 m.
2.3. Xen canh
Có thể trồng xen cây hoa màu, cây lương thực (như ngô) cây họ đậu giữa hàng cao su trong 3 năm đầu, để tận dụng đất và tăng thu nhập, kết hợp chống xói mòn và diệt cỏ dại. Chọn cây trồng xen thích hợp sao cho không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây cao su.
3. Bón phân NPK-S Lâm Thao cho cao su (kg/ha)
Mật độ trồng cao su trên đất đỏ có thể 555 cây/ha (hoặc 476 hoặc 571 cây/ha), còn trên đất xám 555 cây/ha.
3.1. Đối với diện tích trồng mới
Phân hữu cơ: 4.000 - 5.000 kg/ha.
NPK -S*M1 5.10.3-8: 480 - 600 kg/ha (hoặc lân nung chảy: 800 - 1.000 kg + Urê: 80 - 100 kg/ha).
3.2 Giai đoạn kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh
- Từ năm thứ 1 đến năm thứ 5:
+ Đầu mùa mưa: Bón NPK -S*M1 10.5.5-9: 500 - 600 kg/ha.
+ Cuối mùa mưa: Bón NPK -S*M1 10.5.5-9: 500 - 600 kg/ha.
+ Cách bón: Rạch đất theo tán lá cây, rải đều phân rồi lấp đất.
- Từ năm thứ 6 đến năm thứ 10:
+ Đầu mùa mưa: Bón NPK -S*M1 10.5.5-9: 700 - 900 kg/ha.
+ Cuối mùa mưa: Bón NPK-S*M1 10.5.5-9: 600 - 800 kg/ha.
+ Cách bón: Bón theo băng rộng cách gốc cao su 1m, sau khi làm sạch cỏ, xới sâu 5 - 8 cm, rải đều phân rồi lấp đất.
- Từ năm thứ 11 đến năm thứ 25:
+ Đầu mùa mưa: Bón NPK- S*M1 10.5.5-9: 1.000 - 1.200 kg/ha.
+ Cuối mùa mưa: Bón NPK- S*M1 10.5.5-9: 800 - 1.000 kg/ha.
+ Cách bón: Bón theo băng rộng cách gốc cao su 1,5 m, sau khi làm sạch cỏ, xới sâu 7 - 10 cm, rải đều phân rồi lấp đất.
Chúc cao su đại điền và tiểu điền đạt năng suất mủ cao khi sử dụng phân bón Lâm Thao.
Có thể bạn quan tâm
Một trong những dịch hại nguy hiểm thường xuất hiện trong mùa mưa là bệnh loét sọc mặt cạo cao su. Bệnh đã làm giảm sản lượng mủ và làm ảnh hưởng nghiêm trọng
Hiện nay, cao su là một trong những cây trồng cho giá trị kinh tế cao. Chính nguồn thu nhập lớn từ cây cao su, đã kích thích nhà nông tăng cường đầu tư phân bón
Bệnh đốm xương cá (Corynespora leaf spot); Bệnh nấm hồng (Pink disease); Bệnh loét sọc mặt cạo là một số bệnh hại phổ biến cây cao su mùa mưa.