Bón Phân Giảm Chi Phí Cho Lúa Hè Thu

Kết hợp với các điều kiện ngoại cảnh thường không thuận lợi như mưa nhiều, lúa khó bán và giá thấp, lúa hè thu sản xuất ngay sau vụ đông xuân nên thường bị ngộ độc hữu cơ giai đoạn sớm và đất bị xì phèn làm cho lúa xấu. Vì vậy, để giảm chi phí và tăng năng suất cho lúa thì biện pháp làm đất và bón phân là rất quan trọng.Dùng phân đơn bón cho lúa hè thu sẽ giúp giảm chi phí hơn phân hỗn hợp.
Về làm đất: Đất được chuẩn bị sau khi thu hoạch vụ đông xuân phải cày, xới (bà con không nên đốt đồng, sạ chay vì nhiều tác hại và lắm cỏ dại, năng suất thấp) và nếu có thể cho đất nghỉ càng lâu càng tốt nhằm hoai mục rơm rạ và giảm ngộ độc hữu cơ cho lúa.
Khi làm đất có thể cày hoặc xới và trục 1 - 2 lượt tùy loại đất. Kết hợp với làm đất bà con tiến hành dọn sạch cỏ dại, gốc rạ, vệ sinh đồng ruộng, diệt chuột, ốc bưu vàng. Dọn sạch kênh mương dẫn nước và đào rãnh, xả phèn xung quanh ruộng. Trước khi làm đất để tăng sự hoại mục của rơm rạ và hạn chế mầm bệnh có thể bón thêm chế phẩm Trichoderma.
Riêng khâu bón phân cho lúa hè thu bà con cần chú ý 3 vấn đề: Phòng tránh ngộ độc hữu cơ, phèn và chọn loại phân có hiệu quả mà giảm chi phí.
Để tránh ngộ độc hữu cơ và phèn, bà con nên bón lót vôi bột và lân. Vôi bón sau lần làm đất đầu tiên. Tùy theo độ chua của đất sẽ tăng hoặc giảm lượng vôi bón cho phù hợp với liều lượng từ 300 – 500kg/ha trước lúc bón phân lân vài ngày sẽ tăng hiệu quả phân lân.
Nhằm sử dụng phân có hiệu quả bà con nên dùng phân đơn thường có chi phí thấp hơn phân hỗn hợp. Đối với vụ lúa hè thu mức bón trung bình được khuyến cáo là từ 60 đến 85kg N + 24 đến 40kg P2O5 + 30kg K2O cho 1ha. Với công thức này, nếu chúng ta lấy mức cao nhất là 85kg N + 40kg P2O5 + 30kg K2O cho 1ha rồi quy ra lượng phân thương phẩm để bón dưới hai dạng phân đơn và phân hỗn hợp thì lượng phân như sau:
Phân đơn: 185kg ure (46%) + 242,4kg Super lân (16,5%) + 50kg Kali (KCL 60%)
Phân hỗn hợp khoảng 50kg DAP (18-46-0) + 100kg NPK (20-20-15) + 25kg KCL (60%) + 120kg urê (46%).
Với giá bán cho từng loại phân hiện nay thì chi phí bón phân đơn như trên là khoảng 3,1 triệu đồng/ha còn phân hỗn hợp là 3,6 triệu đồng/ha. Như vậy nếu bón phân đơn bà con có thể tiết kiệm khoảng 500 ngàn đồng/ha. Trường hợp bón phân hỗn hợp bà con nên tính toán lượng nguyên chất có trong từng loại phân để khỏi thừa phân, vừa tốn thêm chi phí sản xuất vừa gây ô nhiễm môi trường.
Có thể bạn quan tâm

Giống là một trong những yếu tố quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa. Sử dụng hạt giống đạt tiêu chuẩn chất lượng tương đương cấp xác nhận (theo qui định của Bộ NN & PTNT) (xem tiếp)

Trong vụ đông xuân 2011 – 2012, Công ty Syngenta VN và Công ty CP BVTV An Giang - AGPPS tổ chức sự kiện “Amistar Top – hết bệnh hết lo đầy kho lúa trúng” với sự tham gia của hơn 6.000 đại diện bà con nông dân vùng ĐBSCL cùng với các nhà khoa học Trường đại học Cần Thơ.

Phải xuống giống tập trung gọn thời vụ, để hạn chế nguồn thức ăn cho chuột có mặt liên tục trên đồng ruộng. Không nên để đất hoang hóa hoặc gò đống nằm xen kẽ trong cánh đồng lúa, không nên đắp bờ đê quá lớn, mọc nhiều cỏ dại... để hạn chế nơi ẩn náu và sinh sản của chuột.

Ở Việt Nam tỷ lệ tổn thất nông sản sau thu hoạch trên 13%, như vậy hàng năm chúng ta bị mất khoảng 3-5 triệu tấn thóc. Năm 2006 diện tích lúa của tỉnh ta là gần 41 nghìn ha và phấn đấu sản lượng đạt trên 170 nghìn tấn thóc

Sau hai năm thực hiện mô hình cấy và gieo thẳng lúa theo phương thức hàng rộng, hàng hẹp, nhiều nông dân Thái Bình đã thừa nhận hiệu quả của phương thức này, đó là: giảm 30% lúa giống, tăng năng suất 10%, giảm sâu bệnh và không còn dấu hiệu của bệnh vàng lùn, lùn sọc đen