Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Bón Phân Đúng Cách Mang Lại Hiệu Quả Cao

Bón Phân Đúng Cách Mang Lại Hiệu Quả Cao
Ngày đăng: 26/04/2014

Hiện nay, giá các loại vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp luôn có sự biến động tăng làm cho chi phí đầu vào trong sản xuất nông nghiệp tăng đã ảnh hưởng rất nhiều đến người nông dân.

Vì vậy, để đảm bảo ổn định sản xuất và giảm chịu tác động bởi chi phí đầu vào, nông dân phải tính toán tiết kiệm trong sản xuất bằng cách thực hiện các biện pháp canh tác một cách khoa học đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt để giảm chi phí đến tối thiểu mà tăng hiệu quả sản xuất đến tối đa.

Nhằm sử dụng một cách tiết kiệm tối đa phân bón mà lại cho hiệu quả sản xuất cao nông dân cần tham khảo một số biện pháp kỹ thuật về bón phân đúng cách.

Nên bón phân vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối, tránh lúc trời mưa hoặc sắp mưa để hạn chế phân bón bị rửa trôi hoặc bay hơi. Phân urê dễ tan trong nước và dễ bay hơi, để lâu trong nước dễ gây ra độc tố. Do đó, khi bón không nên phơi trực tiếp ra ngoài nắng, có thể trộn cùng phân khác để bón.

Phân lân thường rất khó tan, có thể tồn tại trong đất rất lâu sau khi bón. Vì vậy, có thể tập trung bón lót hết một lần. Đặc biệt, trong lân nung chảy có hàm lượng Mg rất cao (gần 16% MgO), rất thích hợp để bón đất chua và nghèo Mg. Các loại phân kali đều rất dễ tan, dễ rửa trôi và dễ gây cháy cây khi phân chạm trực tiếp vào phần rễ tơ hoặc phần non của cây. Do đó, khi bón cần cẩn thận thao tác và nên chia thành nhiều lần bón.

Nông dân không nên sử dụng các phân bón chưa qua khảo nghiệm trên đồng ruộng trong vùng hoặc chưa được chính thức khuyến cáo như không sử dụng đạm sunphat để thay urê bón trên các vùng đất chua, vì loại phân khi bón vào đất chua sẽ tạo ra axit làm tăng thêm độ chua của đất. Không nên sử dụng nguồn nước thải nhà máy chưa qua xử lý để tưới cho cây trồng vì dễ gây ra ngộ độc cho cây và cho con người khi sử dụng sản phẩm của cây trồng. Không sử dụng các loại phân vi sinh vật không qua kiểm nghiệm chất lượng và không dùng phân hữu cơ để thay thế hoàn toàn phân vô cơ trong việc cung cấp dinh dưỡng cho vườn cây.

Nông dân cần biết phân vi sinh hữu cơ chỉ góp phần cải tạo đất, làm cho đất tơi xốp, tạo điều kiện tốt cho vi sinh vật trong đất phát triển giúp cây hấp thu dinh dưỡng một cách tối đa chứ không bao giờ có thể thay thế được phân hoá học. Vì hàm lượng dinh dưỡng đa lượng có trong phân hữu cơ là rất thấp so với nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng, do đó cần phải phối hợp cân đối giữa phân hữu cơ và vô cơ để bón cho cây.

Phân chuồng nên sử dụng phân lân để ủ. Ủ lân với phân chuồng làm tăng cường hoạt động của vi sinh vật, rút ngắn thời gian ủ hoai phân, tăng lượng đạm trong phân chuồng. Cần bón đúng phân, đúng cây, đủ về lượng theo hướng dẫn ghi trên bao bì và bón đúng thời gian bón theo chu kỳ sinh trưởng của cây trồng để đạt được hiệu quả phân bón cao nhất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Không nên tuỳ tiện trộn chung nhiều loại phân lại với nhau vì có khả năng làm giảm chất lượng của một số loại phân như không nên trộn phân supe phốt phát với các dạng phân kiềm dễ tạo thành chất khó tan cây không hấp thu được.

Nhưng như vậy không có nghĩa là không nên trộn các loại phân đơn thành phân hỗn hợp để tiết kiệm giá thành, tăng hàm lượng các chất vi lượng mà trộn sao cho phù hợp không tạo ra chất kết tủa hay dễ bay hơi. Hiện nay, khi giá phân hỗn hợp ngày càng cao, nếu bà con sử dụng các loại phân đơn trộn lại theo tỷ lệ được khuyến cáo để thay cho phân hỗn hợp bón cho cây trồng là việc rất nên làm. Nông dân cũng cần chú ý không nên cày, xới đất sâu phạm vào rễ cây trồng, bón vừa độ sâu của rễ để rễ cây có thể hút dinh dưỡng tối đa (dưới 30 cm từ mặt đất trở xuống), không nên bón phân vào sát gốc. Đặc biệt, đối với những cây công nghiệp và cây ăn trái thì nên bón theo đường kính tán.

Bón phân đúng cách theo các phương pháp khoa học để cây hấp thu tối đa lượng phân bón và tránh để phân bay hơi hoặc bị trôi rửa là tiết kiệm chi phí sản xuất và cho hiệu quả kinh tế cao. Bà con nông dân cần lưu ý để đạt được hiệu quả sử dụng phân bón một cách tối đa.


Có thể bạn quan tâm

Sâu Năn Hại Lúa Sâu Năn Hại Lúa

(Tên khoa học: Pachydiplosis oryzae Wood- Mason hoăc tên khác: Orseolia oryzae Wood-Mason) Thuộc Họ: Cecidomyiidae Bộ: Diptera Đặc điểm hình thái:

29/10/2013
Phòng Trừ Các Loại Bệnh Gây Lép Hạt Lúa Phòng Trừ Các Loại Bệnh Gây Lép Hạt Lúa

Xịt thuốc chống các loại vi khuẩn gây lép hạt trên lúa! Lép hạt lúa là nỗi lo của nhà nông trong mỗi mùa vụ, vì các tác nhân gây bệnh thường tấn công vào giai đoạn cuối, gây hiện tượng lép hạt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất. Nhận dạng và phòng trị kịp thời sẽ quyết định thu nhập của nhà nông. Nhận dạng đối tượng gây hại

29/10/2013
Phòng Và Trị Bệnh Cháy Bìa Lá Lúa Phòng Và Trị Bệnh Cháy Bìa Lá Lúa

Bón phân cân đối giữa các loại phân đạm, lân và kali, không nên bón thừa đạm làm cây lúa yếu dễ nhiễm bệnh và đổ ngã. Chú ý bón đủ phân kali cho cây lúa cứng cáp. Khi có triệu chứng bệnh phát triển thì ngưng ngay việc bón đạm và các loại phân qua lá.

04/12/2013
Một Số Phương Pháp Gieo Mạ Xuân Muộn Một Số Phương Pháp Gieo Mạ Xuân Muộn

Vụ lúa xuân muộn ở các tỉnh phía Bắc gặp thường rét khi gieo mạ, phương pháp gieo mạ có ảnh hưởng lớn đến chất lượng mạ cuối vụ. Xin giới thiệu một số phương pháp gieo mạ đảm bảo chất lượng mạ tốt.

30/04/2014
Cách Phát Hiện Nguyên Nhân Gây Bệnh Thối Thân Cây Lúa Cách Phát Hiện Nguyên Nhân Gây Bệnh Thối Thân Cây Lúa

Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Bình Định đã tìm ra nguyên nhân gây bệnh thối thân ở cây lúa. Từ kết quả thu thập được, Chi cục cũng đã đưa ra các biện pháp phòng ngừa.

30/04/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.